Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 147
  • Trong tuần: 6 183
  • Tất cả: 1383795
Viêm da mủ ở trẻ em

 

Da là lớp “áo giáp” bảo vệ cơ thể trẻ em giúp trẻ tránh được các kích thích, thay đổi từ môi trường nhưng đồng thời cũng rất mỏng manh và dễ bị tổn thương.

Viêm da mủ là gì?

Trên da có rất nhiều vi khuẩn, trong đó có cả vi khuẩn có lợi và không có lợi. Ở điều kiện bình thường, những vi khuẩn không có lợi không gây bệnh trên da, tuy nhiên khi cơ thể trẻ bị suy yếu, tình trạng vệ sinh da kém, trẻ bị chấn thương, trầy xước trên da… những vi khuẩn này phát triển và gây tình trạng viêm da mủ.

 

Tác nhân gây viêm da mủ

Tác nhân gây viêm da mủ là do những vi khuẩn thường có trên bề mặt da của trẻ như liên cầu (streptococcus), tụ cầu (staphylococcus).

Biểu hiện của trẻ khi bị viêm da mủ

Trẻ bị viêm da mủ thường có các biểu hiện: hình thành những mụn mủ có kích thước từ vài milimet đến vài centimet, có thể rải rác đơn độc hoặc tập trung thành từng cụm. Ban đầu có thể là những dát hồng trên da, sau đó xuất hiện tổn thương mụn nước hóa mủ, có thể gây đau nhức.

Các vị trí hay gặp là da vùng tay chân, vùng bẹn, nách, cổ những vùng khó vệ sinh, dễ ra mồ hôi. Ngoài ra triệu chứng toàn thân trẻ có thể có sốt cao, nổi hạch tại hệ thống hạch liền kề, viêm nề tấy đỏ tại chỗ, hoại tử da… Nặng hơn có thể gây tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu gây tình trạng nguy hiểm cho trẻ.

Các phòng và điều trị viêm da mủ ở trẻ em

Điều trị viêm da mủ ở trẻ em tùy thuộc vào từng mức độ viêm da của trẻ. Khi trẻ có triệu chứng viêm da, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và xác định mức độ bệnh đề phòng biến chứng cho trẻ.

Viêm da mủ có thể phòng tránh bằng cách:

  - Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ và người chăm sóc trẻ;

Không được tự chích nặn mủ, khi tắm tránh kì cọ mạnh lên tổn thương, cào xước vùng da viêm tấy chưa hóa mủ;

-  Không được tự ý dùng kháng sinh, thuốc bôi, dán cao, dùng nước lá tắm…;

-  Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa đường, tăng cường vitamin A, C, B1, kẽm, ăn nhiều đạm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể;

-  Tránh cho trẻ dùng chung chăn, quần áo, tiếp xúc với da, mủ của những người viêm da;

-  Cải thiện môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.

ĐD. Thền Thị Thoa – Khoa Nhi

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image