Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 85
  • Trong tuần: 6 121
  • Tất cả: 1383733
Viêm V.A cấp và những điều cần biết

1. V.A là gì ?

V.A (Végétations Adensoides) là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer, còn được gọi tắt là amydal Luschka. V.A phát triển mạnh ở lứa tuổi nhỏ và bắt đầu thoái triển từ 5 - 6 tuổi trở đi.

Viêm V.A cấp tính là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amidal Luschka ngay từ nhỏ, cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn ( nhưng hiếm gặp).

 

Ảnh minh họa: Internet

 

 

Hình ảnh nội soi V. A viêm cấp

2. Một số nguyên nhân gây viêm V.A cấp

* Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm V.A cấp. Khi điều kiện thuận lợi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nên nhưng tổn thương ở tổ chức này.

* Ngoài ra nhưng yếu tố sau đây cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để viêm V.A cấp:

- Thời tiết chuyển lạnh, trẻ bị nhiễm lạnh hoặc có thói quen ăn đồ lạnh.

- Trẻ gặp các bệnh lý về nhiễm khuẩn đường hô hấp như: Viêm amydal, viêm mũi họng cấp, viêm xoang cấp....

- Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, vệ sinh không đảm bảo, trẻ hít phải khói thuốc lá thường xuyên...

- Trẻ có thể trạng yếu như suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ có cơ địa dị ứng hoặc đang mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như cúm, sởi ...

3. Những biểu hiện của viêm V.A cấp.

* Trẻ bị sốt, sốt 38 -39 độ C, đôi khi sốt cao đến 40 độ C.

* Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc.

* Ngạt mũi, ngạt tăng dần, một bên hoặc cả hai. Trẻ thở khó khăn, thường phải há miệng để thở, thở khụt khịt, khóc hoặc nói giọng mũi kín ... Trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng do không thở được bằng mũi.

* Chảy nước mũi ra phía trước và xuống dưới họng, nước mũi lúc đầu trong về sau đục.

* Ho thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba, trẻ ho do khô miệng vì phải thường xuyên há miệng để thở, hoặc do dịch chảy từ vòm xuống gây viêm họng.

*  Hốc mũi nhiều dịch, niêm mạc mũi nề đỏ, tổ chức V.A ở nóc vòm phù nề được bao phủ bởi lớp dịch nhầy.

* Khám họng thấy niêm mạc đỏ, một lớp dịch nhầy phủ trên niêm mạc thành sau họng từ trên vòm chảy xuống

* Ngoài ra còn có thể có một số triệu chứng khác như: đau tai, nghe kém, tiêu chảy, nôn trớ, sưng hạch góc hàm....

4. Một số biến chứng có thể sảy ra khi bị viêm V.A cấp khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời

* Viêm thanh khí phế quản: V.A có thể gây nên những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và kèm theo cơn hen xuất hiện nhanh và nặng hơn.

* Viêm tai giữa: Vi khuẩn theo vòi tai vào hòm nhĩ.

* Viêm hạch gây áp xe: Thành sau họng ở trẻ nhỏ.

* Viêm đường tiêu hóa: Đau bụng, đi ngoài ra nhầy, nước.

* Viêm cầu thận cấp

* Thấp khấp cấp

* Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: Cơ thể bị biến dạng, người luôn mệt mỏi, lười biếng, buồn ngủ, nghe kém,  kém thông minh.

5. Các biện pháp phòng ngừa viêm V.A cấp

* Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, thơm má, ho gần trẻ.

* Trẻ đi trên đường cần đeo khẩu trang phòng bụi bẩn, ô nhiễm không khí.

* Giữ ấm khi thay đổi thời tiết.

* Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

* Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ.

* Khi trẻ bị viêm mũi họng cần được điều trị ngay và dứt điểm, tránh để nặng gây nên biến chứng, tránh tự ý sử dụng thuốc, lạm dụng kháng sinh bừa bãi.

* Nếu trẻ có biểu hiện sốt, ho, chảy mũi nên cho trẻ đi khám tai mũi họng ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

          Khoa Ngoại nhi – LCK, Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai là địa chỉ tiếp nhận, thăm khám các bệnh về tai mũi họng của trẻ em và người lớn với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan bệnh, cùng với đó là sự tận tâm từ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

 

BS Niêm Văn Thắng - Khoa Ngoại LCK

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image