Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 90
  • Trong tuần: 6 126
  • Tất cả: 1383738
Xử trí kịp thời khi trẻ có dị vật đường thở

Thời gian gần đây, khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ đột nhiên có biểu hiện khó thở dữ dội, thở rít từng cơn, khàn tiếng, mà trước đó trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh, không có bệnh lý về hô hấp; có những trường hợp thì bị sau ăn, có những trường hợp thì người nhà cũng không rõ nguyên nhân nên rất hoang mang, lo lắng.Đây là những triệu chứng điển hình của trẻ khi mắc dị vật đường thở, nếu không được cấp cứu và xử trí đúng thì hậu quả để lại vô cùng lớn, ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Vậy dị vật đường thở là gì? Có nguy hiểm không và gia đình nên làm gì khi con bị dị ứng? Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bậc cha, mẹ những kiến thức căn bản nhất.

Dị vật đường thở (DVĐT) là gì?

DVĐT là một tai nạn sinh hoạt thường gặp và có thể gây tử vong hay di chứng nặng nề ở trẻ em. Tần suất DVĐT ở trẻ em là 4/10.000 tại Pháp (1980). Tỷ lệ tử vong do DVĐT thay đổi từ 3-24% tùy quốc gia. 80% các trường hợp DVĐT xảy ra ở trẻ em, đỉnh cao là từ 10-24 tháng tuổi.

Nguy cơ xảy ra biến chứng và tổn thương phổi thường xuyên sẽ tăng với thời gian DVĐT được lấy ra, nên điều quan trọng là cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt.   

Tác nhân gây DVĐT?

·         Do trẻ sặc thức ăn như cháo, sữa, cơm...

·         Hít vào đường thở các vật nhỏ hay gặp như các loại hạt, kẹo viên, thuốc viên, thức ăn dạng hạt như hạt lạc, ngô, đỗ..., cũng có thể là đồ chơi và các vật dụng nhỏ như hòn bi, nắp bút, đầu lọc thuốc lá...

·         Sặc do đờm dãi, các loại thức uống...

Triệu chứng khi trẻ bị DVĐT

          Triệu chứng có thể thay đổi đáng kể tùy theo vị trí của dị vật trong đường hô hấp. Khi dị vật bị kẹt lại ở thanh quản hay khí quản, trẻ có biểu hiện suy hô hấp hay thở rít. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp (75-94%), dị vật đi xuống phế quản và các dấu hiệu lâm sàng ít hằng định hơn nhiều. Việc chẩn đoán DVĐT phế quản do đó khó khăn hơn do ít hay không có triệu chứng.

Cách xử trí khi trẻ bị DVĐT

- Trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, la hét, không khó thở, cha mẹ nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.

- Trẻ xuất hiện tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu, cha mẹ nhanh chóng gọi cấp cứu, người hỗ trợ và tiến hành thủ thuật vỗ lưng, ấn ngực.

 

Trẻ dưới 2 tuổi, thao tác vỗ lưng, ấn ngực được thực hiện như sau:

 

Mách cha mẹ cách phòng ngừa DVĐT cho trẻ

Đây là tai nạn rất thường gặp nhưng có thể để lại hậu quả rất thương tâm. Ba mẹ và những người chăm sóc trẻ cần đặc biệt lưu ý:

·         Để xa tầm với của trẻ nhỏ tất cả các vật dụng nhỏ có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là những vật dụng tròn và trơn dễ rơi vào đường thở.

·         Không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn ...

·         Khi lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ cũng như các loại đồ chơi trong nhà. Thức ăn nên được cắt nhỏ theo chiều dài, trong lúc ăn tuyệt đối không nên đùa giỡn chạy nhảy... 

·         Luyện cho trẻ thói quen không cho các vật và đồ chơi vào miệng ngậm mút.

 

ThS.BS Vũ Thị Hải Yến – Trưởng khoa HSCC

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image