Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 17
  • Hôm nay: 496
  • Trong tuần: 9 115
  • Tất cả: 1524121
CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ CORTICOID TRONG BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ CÁC TAI BIẾN KHI SỬ DỤNG CORTICOID

Corticoid hay corticosteroid bản chất là các hormon của vỏ thượng thận. Các dẫn xuất tổng hợp và bán tổng hợp của corticoid hiện nay được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng trong lĩnh vực điều trị nói chung và các bệnh truyền nhiễm nói riêng.

Chỉ định điều trị Corticoid trong bệnh truyền nhiễm

- Trong sốc nhiễm khuẩn;

- Trong viêm màng não mủ, lao màng não: dùng dexamethason sớm trong những ngày đầu. Cần phối hợp cùng kháng sinh hoặc thuốc chống lao có hiệu lực thấm tốt vào màng não;

- Trong viêm phổi nặng do vi khuẩn, virus hoặc do Pneumocytis jiroveci;

- Thương hàn, bạch hầu nặng có biến chứng;

- Lao màng não;

- Một số bệnh nhiễm khuẩn khác: Có chỉ định trong một số bệnh sau: ấu trùng sán não, viêm não, quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn, sốt rét đi tiểu ra máu.

Các tai biến khi sử dụng corticoid

- Nhiễm khuẩn: Corticoid làm giảm viêm và ức chế miễn dịch, do đó khi dùng corticoid có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Ví dụ: Người bệnh lao cũ khi dùng corticoid có thể trở thành lao tái phát. Người già giãn phế quản khi dùng corticoid có thể gây bội nhiễm vi khuẩn, nấm.

- Gây cường vỏ thượng thận

+ Biểu hiện tăng cân, tăng huyết áp, tăng đường máu, tăng thải trừ kali qua nước tiểu.

+ Gây phân bố lại mỡ, tăng tích lũy mỡ ở một số vị trí đặc biệt như ở má, mông, ngực, gây hội chứng Cushing.

+ Gãy xương tự nhiên, loét giác mạc, glaucoma.

- Suy vỏ thượng thận

+ Thường xuất hiện sau khi cắt thuốc đột ngột.

+ Điển hình là hội chứng Addison

+ Biểu hiện: người bệnh mệt mỏi, huyết áp hạ, giảm khối lượng tuần hoàn, rối loạn chuyển hóa glucose, lipid, phospho.

+ Đề phòng: cho thuốc giảm dần liều.

- Rối loạn nước, điện giải:

+ Tăng giữ Natri và nước gây phù, tăng huyết áp, tăng khối lượng tuần hoàn, suy thận.

+ Giảm Kali gây nhược cơ.

- Rối loạn chuyển hóa protid, glucid, lipid:

+ Tăng dị hóa protein;

+ Rối loạn chuyển hóa mỡ. Tăng đường máu gây đái tháo đường.

- Rối loạn chuyển hóa calci, phospho:

+ Giảm hấp thu calci ở ruột, tăng thải phospho ở nước tiểu. Hậu quả gây rго жит dễ gãy xương, trẻ em còi xương chậm lớn.

- Phản ứng tâm thần:

+ Mất ngủ gây suy sụp tinh thần. Giai đoạn đầu gây hưng phấn, giai đoạn sau gây mất ngủ;

+ Những người có bệnh tâm thần cũ dễ tái phát.

- Phản ứng thần kinh trung ương:

+ Làm giảm ngưỡng kích thích ở não.

+ Gây tăng áp lực nội sọ, có thể dẫn đến co giật.

- Loét dạ dày, tá tràng: Do tăng bài tiết dịch vị, giảm bài tiết dịch nhày.

- Da: Trứng cá, teo da, ban và tụ máu, chậm liền sẹo, rạn da.

- Rối loạn nội tiết tố:

+ Nam hóa: mọc râu, giọng ồm, trứng cá;

+ Rối loạn kinh nguyệt, tăng tiết mồ hôi, đục nhân mắt, tăng nhãn áp.

  
anh tin bai

Những năm gần đây, việc sử dụng sớm corticoid đã được áp dụng trong một số bệnh truyền nhiễm. Do những tác dụng phụ của thuốc, việc sử dụng corticoid phải đúng chỉ định, hơn nữa đòi hỏi người thầy thuốc cần phải cân nhắc cho từng tình huống, giữa lợi ích và nguy cơ cho người bệnh trước khi đưa ra quyết định.

Vì thuốc kháng viêm corticoid là nhóm thuốc kháng viêm mạnh, hiệu quả trong điều trị các bệnh về rối loạn miễn dịch và chống viêm như hen suyễn, viêm khớp và lupus,… nên một trong những nguyên nhân khiến các tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng viêm corticoid ngày càng phổ biến xuất phát từ việc người bệnh tự ý mua thuốc mà không có đơn thuốc từ bác sĩ và lạm dụng các loại thuốc kháng viêm corticoid để giảm đau nhức. Vì vậy khuyến cáo mọi người chỉ nên sử dụng những loại thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ, để tránh mắc phải những tác dụng không mong muốn do lạm dụng thuốc.

                                                  

Bs Nguyễn Hà Trang – K. Truyền Nhiễm
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !