Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 168
  • Trong tuần: 6 359
  • Tất cả: 1511785
Dinh dưỡng cho trẻ mắc tăng axit uric máu và bệnh guot

Hiện nay tỷ lệ trẻ em bị tăng axit uric ngày càng có dấu hiệu tăng cao. Đặc biệt gặp ở trẻ có tiền sử béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid.

Cơ chế bệnh sinh

Axit uric được tạo ra trong dòng máu do các sản phẩm chưa purin bị phá vỡ. Purin được tạo ra tự nhiên từ cơ thể hoặc từ các thực phẩm chứa purin. Thông thường, thận lọc các axit uric ra khỏi máu và bài tiết vào nước tiểu. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận không có khả năng để lọc hết, có một sự tích tụ axit uric ở trong máu dẫn đến tình trạng tăng axit uric máu. Tăng axit uric máu không nhất thiết dẫn đến bệnh GUOT. Xu hướng tích tụ urat có thể do yếu tố di truyền, thừa cân - béo phì, hoặc sử dụng các thực phẩm có nhân purin cao.

Một số yếu tố liên quan đến bệnh GOUT:

- Các thực phẩm giàu ourin: Rượu, Fructose;

- Thừa cân béo phì;

- Các bệnh thận;

- Tăng huyết áp;

- Yếu tố di truyền;

- Thuốc: thuốc lợi tiểu, aspirin liều thấp.

anh tin bai

Nguồn hình ảnh Internet

 

Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh Gout

- Nguyên tắc:

+ Năng lượng: 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày;

+ Protid: 0.8-1g/kg cân nặng lý tưởng /ngày;

+ Lipid: 20-25% tổng năng lượng;

+ Nước uống: > 1,5L /ngày (uống nhiều nước tăng đào thải axit uric);

+ Duy trì cân nặng lý tưởng;

+ Lựa chọn thực phẩm có ít nhân purin;

+ Không dùng thực phẩm và đồ uống gây đợt guot cấp: rượu, bia, cà phê, chè;

+ Thực phẩm nên dùng và hạn chế dùng: nên ăn nhóm I, ăn vừa phải nhóm II, không nên ăn thực phẩm nhóm III:

+ Nhóm I (0-15mg): Ngũ cốc, bơ, dầu, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau, quả, các loại hạt ;

+ Nhóm II (50-150mg) : Thịt nạc, cá, hải sản, gia cầm, đỗ đậu;

+ Nhóm III (trên 150mg): Ốc, gan, bầu, nước luộc thịt, nấm, măng tây.

- Nên tập thể dục thể thao từ 45 phút - 1 tiếng /ngày;

- Nếu có tiền sử béo phì phải giảm cân từ từ về cân nặng lý tưởng;

- Xét nghiệm lại axit uric định kỳ;

- Hạn chế chất béo trong bữa ăn bằng cách chọn thịt nạc, cá, thịt gà, da cầm bỏ da và các sản phẩm sữa ít béo ;

- Không ăn các thực  phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao ;

- Hạn chế các quả ngọt như: na, mít, vải, nhãn, sầu riêng,… Nên ăn quả: cam, quýt, táo, bưởi, ổi,…

Phòng khám Dinh dưỡng – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai với đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại thường xuyên thực hiện thăm khám và tư vấn cho các gia đình về các bệnh lý liên quan tới dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp với sự phát triển cho trẻ. Các cha mẹ hoàn toàn yên tâm đưa bé đến thăm khám và kiểm tra dinh dưỡng tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai.

 

CN Hà Thị Thuỷ - Dinh dưỡng
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !