Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 1027
  • Trong tuần: 20 480
  • Tất cả: 1874218
Nhiễm giun kim ở trẻ em

Nhiễm giun kim là một trong những nguyên nhân nhiễm giun sán phổ biến nhất trên thế giới. Giun kim nhỏ, màu trắng, chiều dài khoảng 6-13mm. Người bị nhiễm giun kim trong lúc ngủ, giun cái chui ra và đẻ hàng ngàn trứng ở phần da xung quanh hậu môn. Phần lớn những người nhiễm giun kim không có triệu chứng, tuy nhiên một số người có thể có thể thấy ngứa hậu môn khi ngủ.

Nhiễm giun kim thường gặp nhất ở lứa tuổi học đường, có thể dễ dàng lây từ người sang người.

Triệu chứng: Phần lớn người nhiễm giun kim không có triệu chứng.

Một số trường hợp có thể gặp:

- Ngứa ở vùng hậu môn hoặc cơ quan sinh dục

- Hiếm gặp đau dạ dày và buồn nôn

- Mất ngủ,khó chịu, nghiến răng

Nguyên nhân:

Nguyên nhân nhiễm giun kim thường do nuốt phải trứng giun. Trứng giun kim có thể được nuốt vào qua thức ăn, nước uống hoặc móng tay chứa trứng giun. Sau khi vào đường tiêu hóa, trứng giun sẽ xuống ruột và phát triển thành giun trưởng thành.

Giun cái di chuyển tới rìa hậu môn và đẻ trứng, gây ngứa hậu môn. Khi trẻ gãi ở vị trí ngứa, trứng giun bám vào ngón tay, kẽ móng tay. Trứng giun sau đó di chuyển tới các bề mặt khác như đồ chơi, giường, bệ ngồi toa lét. Trứng giun kim có thể tồn tại 2-3 tuần ngoài môi trường.

Yếu tố nguy cơ:

Những yếu tố nguy cơ mắc giun kim bao gồm:

- Tuổi nhỏ: Giun kim nhiễm phần lớn ở trẻ từ 5-10 tuổi. Trứng giun có thể dễ dàng lây giứa các thành viên trong gia đình, hoặc cho những đứa trẻ khác ở trường hoặc trung tâm trông trẻ. Nhiễm giun kim ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.

- Sống ở nơi đông đúc: Những người sống ở nơi đông đúc có nguy cơ cao nhiễm giun kim.

Điều trị:

Một số thuốc điều trị giun sán có hiệu quả cao và dung nạp tốt được sử dụng để điều trị giun kim: Mebendazole, Pyrantel embonate, Pyvinium embonate. Kinh nghiệm cho thấy rằng để đạt đươc hiệu quả trong lần điều trị đầu tiên không phải là thách thức mà vấn đề chính là ngăn ngừa tái nhiễm.

- Mebedazole được khuyến cáo là thuốc lựa chọn đầu tay trong điều trị giun kim. Do nguy cơ tái phát cao, điều trị nhắc lại sau 14 hoặc 28 ngày được khuyến cáo.

- Trong những trường hợp tái nhiễm thường xuyên, điều trị tất cả các thành viên trong gia đình (dù không có triệu chứng) giúp cải thiện kết quả điều trị.

- Đối với những trường hợp điều trị khó, hoặc nhiều lần tái phát, có thể được quản lý bằng cách điều trị lặp lại.

Các biện pháp phòng bệnh:

Trứng giun kim có thể tồn tại trên các bề mặt đồ vật như đồ chơi, giường ngủ, bệ ngồi toa lét trong khoảng 2 tuần. Vì vậy, bên cạnh vệ sinh bề mặt, các phương pháp có thể giúp hạn chế lây truyền trứng giun và ngăn tái nhiễm bao gồm:

- Vệ sinh vào buổi sáng: Bởi vì giun kim đẻ trứng vào buổi tối, vệ sinh hậu môn buổi sáng có thể giúp giảm số lượng trứng giun trong cơ thể trẻ.

- Thay quần lót và đồ ngủ hằng ngày.

- Giặt đồ với nước ấm: Giặt ga trải giường, đồ ngủ, quần lót, khăn tắm trong nước nóng có thể giúp diệt trứng giun kim. Sấy khô ở nhiệt độ cao

- Không gãi: Hạn chế gãi ở vùng hậu môn.

- Cắt móng tay.

- Rửa tay: Giúp giảm nguy cơ mắc và lây lan nhiễm trùng, rửa tay sau khi đi việ sinh và trước khi ăn.

 

BSCKI. Lương Thị Lệ Quyên - Phụ trách khoa Điều trị sơ sinh
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !