Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 595
  • Trong tuần: 9 140
  • Tất cả: 1460373
Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong cho phụ nữ đứng thứ 2 sau ung thư vú, với khoảng 4.200 ca mắc mới và 2.400 ca tử vong tại Việt Nam mỗi năm (theo Globocan 2018). Tầm soát ung thư cổ tử cung, đặc biệt là với phụ nữ trên 30 tuổi là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện nguy cơ ung thư sớm để theo dõi và  can thiệp kịp thời.

Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 - 90%. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần ,... Vậy có nghĩa là, nếu tầm soát ung thư sớm, chẩn đoán phát hiện được bệnh sớm thì tỷ lệ chữa được bệnh càng cao. 

 

anh tin bai
 

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc, phát hiện các tế bào bất thường, tiền ung thư ở khu vực cổ tử cung – vị trí khe hẹp nối âm đạo với tử cung – của phụ nữ. Thông thường, cổ tử cung có màu hồng nhạt cùng lớp tế bào vảy mỏng, phẳng. Ống cổ tử cung được tạo nên từ một dạng tế bào thường gọi là tế bào trụ. Tại vùng giao nhau giữa hai tế bào này (vùng chuyển tiếp) thường xuất hiện các tế bào bất thường/tế bào tiền ung thư, gây bệnh ung thư cổ tử cung.

Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

- Phụ nữ trong độ tuổi trung niên, có nguy cơ cao và chưa thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung trước đó. Tuy nhiên, phụ nữ từ 21 tuổi cũng có thể thực hiện xét nghiệm tầm soát.

- Người xuất hiện các triệu chứng bất thường như rong kinh, chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh.

- Đau rát khi quan hệ tình dục.

- Viêm nhiễm phụ khoa mạn tính.

Thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung? Tần suất bao lâu một lần?

Việc tầm soát ung thư thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục,...  Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, phổ biến nhất là độ tuổi 35 - 44 tuổi.

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm bạn làm, đa số định kỳ là từ 1 - 3 năm/lần.

Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai

Nhằm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai thường xuyên phối hợp với Bệnh Viện K Trung ương triển khai gói dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung tổng quát định kỳ 3 tháng 1 lần. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư cũng như các bệnh phụ khoa cho kết quả tầm soát nhanh chóng, độ chính xác cao.

- Bước 1: Khám phụ khoa

Bạn sẽ gặp trực tiếp các bác sĩ sản phụ khoa hàng đầu để trao đổi, nêu những dấu hiệu bất thường (nếu có) để các bác sĩ chỉ định xét nghiệm phù hợp.

- Bước 2: Xét nghiệm

Dựa trên từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung như: soi CTC, xn dịch âm đạo, Thinprep, hoặc đồng kiểm tra Thinprep và HPV, siêu âm,…

Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm

Sau khi nhận các kết quả chỉ số xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng và tư vấn phòng ngừa/điều trị.

Hiện nay, với sự hỗ trợ từ các máy móc, trang thiết bị hiện đại, kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ có sau 5-7 ngày thực hiện lấy mẫu tế bào. Kết quả xét nghiệm sẽ được Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai thông báo đến khách hàng qua điện thoại, giúp bạn không phải chờ quá lâu cũng như di chuyển nhiều.

Để đặt lịch sớm và được tư vấn kỹ hơn về loại ung thư cũng như dịch vụ tầm soát ung thư, vui lòng liên hệ hotline: 0868966028 của Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai để được hỗ trợ. 

                                                               

CNĐD Trần Thị Vân – Khoa KB
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !