Chụp
X-quang giúp cho bác sĩ tìm ra và chẩn đoán bệnh mà với cách khám thông thường bác
sĩ không thể nhìn thấy được. Ngoài ra phim X-quang còn giúp thấy được các dấu
hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Hình ảnh dị vật ở ồng tiêu hóa
Quá
trình thực hiện chụp X-quang rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho người bệnh.
Và để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cao nhất, cần chú ý
những điểm sau khi
thực hiện chụp Xquang:
1.
Các bệnh nhân nữ cần phải thông báo ngay với bác sỹ hoặc kỹ thuật viên trước
khi chụp Xquang nếu có thai hoặc chậm kinh vì tia X có thể gây ảnh hưởng bất
lợi đối với thai nhi;
2.
Bệnh nhân cần mặc đồ nhẹ hoặc sẽ dùng áo choàng của bệnh viện khi chụp X-quang;
Hình ảnh bệnh nhân khi thực
hiện chụp X-quang
3.
Các vật dụng như: cặp tóc, đồ trang sức, kính mắt…vì sẽ gây ảnh hưởng đến hình
ảnh trên phim chụp;
4.
Các thăm khám đường tiêu hóa, hệ tiết niệu, chụp ống sonde, đường dò,… sẽ được kỹ
thuật viên hướng dẫn chi tiết;
5.
Nếu bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc cản quang, bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân sẽ được bác sỹ giải thích rõ và cần ký cam kết trước khi tiêm thuốc. Các
bà mẹ đang cho con bú có thể cho con bú lại 24h sau khi tiêm thuốc cản quang;
6.
Bệnh nhân chụp mạch vành phải đặt lịch hẹn trước với bác sỹ tim mạch và bác sỹ chẩn
đoán hình ảnh, đồng thời cần đảm bảo:
+ Không dùng thuốc kích thích tối hôm
trước và khi chụp như: trà, cà phê, rượu, thuốc lá,…
+ Bệnh nhân có nhịp tim nhanh hoặc không ổn định vui lòng thông báo với bác sỹ
trước khi chụp.
7.
Với các thăm khám bệnh đặc biệt như: Chụp CT-Scanner, ruột non, đại tràng, bệnh
nhân cần phải đặt hẹn trước để được hướng dẫn và chuẩn bị.
KTV Trần Viết Đạt - Khoa Chẩn đoán
hình ảnh