Bệnh tan máu bẩm sinh là gì?
Thalassemia
hay còn có tên gọi là bệnh tan máu bẩm sinh, hay huyết tán bẩm sinh là bệnh
thiếu máu do tan máu, bệnh kéo dài suốt đời, thuộc nhóm bệnh bẩm sinh – di
truyền.
Bệnh này không có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác. Do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi
globin trong huyết sắc tố của hồng cầu, chất lượng hồng cầu suy giảm làm hồng
cầu dễ bị vỡ (tan máu) dẫn đến thiếu máu mạn tính và thừa sắt.
Biểu
hiện bệnh Thalassemia như:
- Mệt
mỏi;
- Hoa mắt
chóng mặt;
- Da xanh
nhợt nhạt hơn bình thường;
- Da, củng
mạc mắt vàng;
- Nước
tiểu sẫm màu;
- Khó thở
khi làm việc gắng sức, chậm lớn;….
Nếu người bệnh không được điều trị sớm,
đầy đủ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng do thiếu máu và thừa sắt gây ra trên tất
cả các cơ quan làm thay đổi diện mạo người bệnh như thể trạng thấp bé, trán dô,
mũi tẹt, hàm răng hô, suy tim, suy gan, suy nội tiết..
Chế độ sinh hoạt hợp lý cho người bị bệnh tan
máu bẩm sinh
- Sinh
hoạt bình thường, hạn chế lao động nặng các hoạt động gắng sức.
- Tránh
bị nhiễm trùng: rửa tay thường xuyên, tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Vận
động, tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp…
- Người bệnh nên
có tinh thần lạc quan, vui vẻ khi điều trị, vận động và sinh hoạt bình thường
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh tan
máu bẩm sinh (Thalassemia)
(Ảnh thực phẩm dinh dưỡng)
Đối với người mắc bệnh tan máu bẩm sinh
nên lựa chọn các loại thực phẩm có chứa ít sắt. Cụ thể như:
ü
Tinh
bột
Hạn chế các thực phẩm tinh bột có chứa nhiều sắt như ngũ cốc,
yến mạch. Nên ăn thay bằng cơm, gạo lứt như bình thường.
ü
Protid
Hạn
chế thức ăn chứa nhiều sắt (nội tạng động vật và thịt bò, thủy sản phơi khô…). Khuyến khích ăn các loại thịt có hàm lượng sắt thấp như gia
cầm (gà, vịt, ngan...), thịt lợn.
Người
bệnh cần tăng cường ăn cá, điều này rất tốt cho sức khỏe, cá chứa ít chất sắt
hơn thịt. Một số loại cá hàm lượng canxi cao như cá trạch, cá nục, cá hồi...
Nhóm chất đạm - thủy sản, các loại cua đồng, tép đồng, hến, ốc... không đắt
tiền nhưng ít sắt, rất giàu canxi.
ü
Ăn
nhiều rau củ quả tươi
Bổ sung các
thực phẩm giàu kẽm (củ cải đường, đậu nành...) các loại rau có mầu
xanh (rau muống, rau ngót…). Hạn
chế ăn rau củ phơi khô vì hàm lượng sắt cao và có nhiều vitamin, đặc biệt
vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt.
ü
Trà
xanh
Bạn có thể uống trà hằng ngày để giảm được khả năng hấp thu sắt
trong các thực phẩm đang ăn.
(Ảnh ly trà xanh)
ü
Sữa
Bổ sung thêm sữa và các sản phẩm từ sữa. Những thực phẩm như sữa
chua, các loại sữa bột tách béo, sữa tươi để có thể thêm dưỡng chất thiết yếu
giúp cung cấp cho bạn thêm dinh dưỡng mà không có chất sắt Nên ăn sữa chua, sữa tươi, sữa đặc, pho mát,
sữa bột tách béo.
Nếu ghi nhớ những nguyên tắc ăn uống kể trên, cộng với tuân thủ
nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, những người mắc bệnh Thalassemia vẫn
có thể duy trì được cuộc sống bình thường.
BSCKI.
Nguyễn Thị Thùy Chuyên - Phó Trưởng khoa Xét nghiệm