Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 100
  • Trong tuần: 6 136
  • Tất cả: 1383748
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh mắc hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là gì?

Thận hư là một hội chứng sinh hóa lâm sàng được đặc trưng bởi phù to, phù nhanh, đái ít và cận lâm sàng có protein niệu nhiều  > hoặc bằng 50mg/kg/ 24 giờ), protein máu giảm (<60g/l), albumin máu giảm (< hoặc bằng 25g/l), lipid máu tăng, cholesterol máu tăng.

Hội chứng thận hư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em, hội chứng thận hư tiên phát thường xảy ra ở độ tuổi từ 2 - 8, tỉ lệ trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (tỉ lệ nam /nữ là 2/1).

          Chế độ ăn riêng của người mắc hội chứng thận hư

Do đặc trưng của bệnh nên những người mắc hội chứng thận hư cần một chế độ ăn riêng, cần hạn chế thức ăn nhiều muối, chất béo, cholesterol. Thay vào đó là một chế độ ăn giàu trái cây và rau quả trong chế độ ăn hàng ngày.

Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân mắc hội chứng thận hư như sau:

ü Giảm natri (ít muối): Giảm natri trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp giảm tình trạng tăng huyết áp và phù. Đặc biệt trong giai đoạn phù và tăng huyết áp cần phải ăn nhạt tuyệt đối.

 

Hình 1: Giảm lượng muối trong chế độ ăn hành ngày

- Giảm cholesterol toàn phần và LDL - cholesterol xấu bằng cách ăn nhiều trái cây tươi và rau quả giàu chất xơ.

-  Chọn những thực phẩm giàu protein: Các protein cần cho sự phát triển cơ bắp và chống nhiễm trùng bao gồm thịt gia cầm, trứng, cá, tôm, cua, các loại đậu; và giảm thịt đỏ. Tuy nhiên, khối lượng protein đưa vào cơ thể sẽ thay đổi theo từng thời kỳ và sẽ được khuyến cáo bởi bác sĩ điều trị.

-  Hạn chế lượng nước uống vào trong giai đoạn phù.

-  Hạn chế kali, phospho ở những bệnh nhân thận bị suy thận.

-  Hạn chế ăn thức ăn chứa chất béo có hại như chất béo bão hòa có trong sữa, mỡ động vật; chất béo có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại dầu hydro hóa một phần trong thức ăn nhanh.

-  Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc; hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng. Không nên dùng mỡ động vật.

-  Các vitamin, muối khoáng: Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam...) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do - những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận.

Trong các trường hợp đi tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.

Những lưu ý

- Chất tinh bột: Các loại gạo, mì, khoai sắn: không cần kiêng bất cứ loại nào.

- Chất béo: Các loại dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu mè, lạc vừng...).Giảm số lượng, hạn chế ăn mỡ động vật.

- Nên chế biến bằng cách hấp, luộc, hạn chế xào, rán.

- Protein: Ăn thịt nạc, cá nạc, trứng sữa, đậu đỗ... Không sử dụng các phủ tạng động vật như: tim, gan, thận, óc, dạ dày... Hạn chế trứng: 1 - 2 quả/tuần.

- Uống các loại sữa tách chất béo./.

                                        BSCKI Nguyễn Thị Thu Hiền- Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image