Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là những nguy cơ hàng đầu gây ra các biến cố về tim mạch, sự phối hợp tăng huyết áp và rối loạn lipid máu làm gia tăng biến cố về tim mạch. Vì vậy cần tích cực điều trị tăng huyết áp, tích cực tầm soát, phát hiện và điều trị rối loạn lipid máu kèm theo trên bệnh nhân tăng huyết áp.
Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là dinh dưỡng trong bệnh tăng huyết áp và rối loạn Lipid máu.
Nguyên tắc dinh dưỡng
- Năng lượng; 30 Kcal/kg cân nặng tưởng/ ngày.
- Protein; 15 – 20 %/kg tổng năng lương.
- Lipid; 15 – 20 tổng năng lượng ( trong đó 2/3 là acid béo không no)
- Glucid; 65 -70% tổng năng lượng.
- Hạn chế natri; < 2000mg Na/ngày ( < 5g muối/ngày).
- Tăng kali; 4000 – 5000 mg/ngày.
- Tăng calci, magie.
- Cholesterol; < 300mg/ngày.
- Đủ nước, vitamin.
- Tăng cường chất xơ.
Lời khuyên dinh dưỡng
a.Thực phẩm nên dùng
- Các loại gạo, mỳ, ngô,khoai, sắn, bún, phở.
- Khoai củ và các sản phẩm chế biến.
- Ăn đa dạng các loại thịt, cá, tôm, cua,đậu phụ…( đặc biệt là cá; ăn ít nhất 3 – 4 lần/tuần, chọn các loại cá da trơn).
- Dầu thực vật; dầu đậu nành, dầu vừng, dầu lạc…
- Rau xanh, quả chín; ăn đa dạng các loại ( đặc biệt là rau lá).
b.Thực phẩm hạn chế dùng
- Đồ ăn nhanh chứa nhiều muối; mỳ tôm, các loại bánh mặn, gà rán và các loại bánh ngọt.
- Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối; thịt muối, cá muối, giò, chả, patê, dưa muối, cà muối…
- Phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ.
c. Thực phẩm không nên dùng
- Mỳ chính.
- Các chất kích thích; rượu, chè, cà phê.
Một số lưu ý
- Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu < 6g/ngày.
- Có thể thay thế muối bằng 1 thìa cà phê nước mắm.
- Không nên sử dụng thêm mỳ chính, hạt nêm vào quá trình chế biến thức ăn.
Gợi ý thực đơn mẫu
a. Thực phẩm cho một ngày
- Gạo tẻ: 240g (4 lưng bát con cơm)
- Bún: 150g (1 nửa bát to)
- Thịt nạc + cá: 150 – 200g
- Rau xanh: 400g (2 lưng bát con rau)
- Quả chín: 150g
- Dầu ăn: 20ml (4 thìa 5ml)
- Lượng muối: 2 – 3g/ngày hoặc thay thế bằng 2 – 3 thìa 5ml nước mắm.
b. Thực đơn mẫu
VÍ DỤ THỰC ĐƠN
|
ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG
(ĐV THỰC PHẨM)
|
Bữa sáng: Bún thịt bò, quả chín
|
Bún: 150g
|
1 nửa bát to
|
Thịt bò: 30g
|
5 – 6 miếng mỏng
|
Xoài chín: 150g
|
1/2 quả trung bình
|
Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào cần tây, cá bống rán, cải bắp
|
Gạo tẻ: 120g
|
2 lưng bát con cơm
|
Cá bống rán (cả xương): 60g
|
3 con nhỏ
|
Thịt bò: 30g
|
5 – 6 miếng
|
Cần tây: 30g
|
|
Rau cải bắp: 180g
|
1 lưng bát con
|
Dầu ăn: 10ml
|
2 thìa (thìa 5ml)
|
Bữa tối: Cơm, thịt lợn băm, đậu phụ rán, su su luộc
|
|
Gạo tẻ: 120g
|
2 lưng bát con cơm
|
Thịt lợn nạc băm: 30g
|
1 thìa đầy (thìa 15ml)
|
Đậu phụ: 05g
|
1 bìa
|
Dầu ăn: 10ml
|
2 thìa (thìa 5ml)
|
Su su: 210g
|
1 lưng bát con
|
Chú ý: Ăn nhạt tương đối, lượng muối trong ngày 3 – 4g hoặc thay bằng 3 – 4 thìa nước mắm (thìa 5ml)
|
c. Thực phẩm thay thế tương đương
Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà; 1, 2 lạng tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút; 200g đậu phụ.
Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến, 100g bột mỳ; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mỳ; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại.
Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vừng.
Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7ml magi.
CN Nguyễn Đức Vỹ - Khoa Dinh dưỡng