Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 140
  • Trong tuần: 6 176
  • Tất cả: 1383788
Dinh dưỡng trong bệnh thiếu kẽm ở trẻ em

 

I. Vai trò của kẽm trong cơ thể

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Kẽm tham gia vào hoạt động của các enzyme, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng miễn dịch, điều hòa vị giác, cảm giác ngon miệng.

Thiếu kẽm được biết đến như thiếu vi chất dinh dưỡng quan trọng, mặc dù việc đánh giá tình trạng thiếu kẽm trên cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, ở những cộng đồng có vấn đề thiếu máu, thiếu sắt thường đi kèm với tình trạng thiếu kẽm. Như vậy, thiếu kẽm cũng là thiếu một vi chất dinh dưỡng quan trọng cần được quan tâm ở Việt Nam. Đáng chú ý là chế độ ăn nghèo sắt thì cũng nghèo kẽm. Chất lượng bữa ăn kém, ăn nhiều ngũ cốc, ít ăn thức ăn có nguồn gốc động vật là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thiếu kẽm cũng như các vi chất khác.

II. Các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm

1. Đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm

Trẻ em bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, suy dinh dưỡng nhẹ cân mức độ nặng, trẻ đẻ non, trẻ ăn nhân tạo, không được bú sữa mẹ, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, trẻ em tuổi học đường.

Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú

Người nghiện rượu, người ăn chay, đặc biệt là ăn chay thường. Những người bị rối loạn tiêu hóa (viêm ruột, loét miệng, viêm đại tràng). Bệnh thận mạn tính, thiểu năng tuyến tụy, tiểu đường…

Vùng kinh tế khó khăn, khẩu phần ít thức ăn nguồn động vật, thường xuyên ăn thức ăn thực vật và ngũ cốc, khẩu phần ăn có nhiều chất gây ức chế hấp thu sắt, kẽm.

Vùng có tỉ lệ thiếu sắt, thiếu vitamin A

2. Các dấu hiệu thiếu kẽm

Hiện chưa có chỉ số đặc hiệu để phản ánh tình trạng thiếu kẽm của cơ thể. Khi thiếu kẽm không có triệu chứng rõ rệt, nhưng nó ảnh hưởng ngay đến sự tăng trưởng và chuyển hóa. Một số biểu hiện của thiếu kẽm: biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ (trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít…), chậm phát triển thể lực, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp), tổn thương da và niêm mạc, chậm lành vết thương (vết bỏng, vết loét), viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông, giảm khả năng phát dục và khả năng sinh sản

 

 

III. Dinh dưỡng cho trẻ bệnh thiếu kẽm

Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng các thực phẩm giàu kẽm, tạo thói quen ăn uống có lợi cho hấp thu kẽm.

Bổ sung kẽm vào thực phẩm như bánh quy, ngũ cốc, bột dinh dưỡng, bột mì, hạt nêm… các sản phẩm được bổ sung vi chất được ghi rõ trên nhãn mác về liều lượng và loại vi chất bổ sung.

Thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ

Dự phòng và điều trị các bệnh liên quan tới thiếu kẽm (nhiễm khuẩn kéo dài như: tiêu chảy, nhiễm giun, bệnh viêm tụy, viêm thận…). Phòng chống nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Giáo dục dinh dưỡng: Hướng dẫn các gia đình biết cách phòng chống hiếu kẽm qua chế độ ăn.

* Đa dạng hóa bữa ăn

Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và giàu sắt, kẽm.

Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý là biện pháp tốt nhất phòng thiếu kẽm ở trẻ nhỏ.

Tăng cường sử dụng thực phẩm có nhiều vitamin C như: rau xanh, hoa quả giúp tăng khả năng hấp thu sắt, kẽm. Hướng dẫn và khuyến khích các cách chế biến thực phẩm: nảy mầm (giá đỗ), lên men (dưa chua…) vì các quá trình này làm tăng lượng vitamin C và giảm axit phytic trong thực phẩm do vậy làm tăng hấp thu sắt, kẽm từ khẩu phần ăn.

Thúc đẩy, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ: Tư vấn, hỗ trợ bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú đến 24 tháng.

Khuyến khích sử dụng các thực phẩm giàu kẽm gồm: các thức ăn từ động vật như: hàu, cua bể, thịt bò, tôm, thịt cá. Các thức ăn này không chứa các chất ức chế hấp thu kẽm và sắt.

Sử dụng các thực phẩm có bổ sung kẽm tại cộng đồng (hạt nêm bổ sung kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm, mì tôm bổ sung kẽm, bột dinh dưỡng, sữa bổ sung kẽm…)

* Một số thực đơn giàu kẽm

Cháo ngao/ tôm đậu xanh.

Cháo thịt bò, cải bó xôi.

Ức (đùi gà) hầm bí đỏ, đậu trắng.

Hàu sữa nấu cháo hoặc nướng phô mai.

Nấm sốt thịt.

CN Dinh Dưỡng Nguyễn Đức Vỹ - Khoa Dinh dưỡng

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image