Ảnh: Internet
Khái niệm và nguyên nhân gây viêm gan mạn tính
Viêm gan mạn tính là một bệnh lí rất phổ biến ở nước ta do tỉ lệ nhiễm viêm gan B, viêm gan C và tỉ lệ sử dụng rượu bia ở mức cao. Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm của gan kéo dài hơn 6 tháng. Tình trạng viêm mạn tính này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó nổi bật nhất là viêm gan siêu vi và lạm dụng rượu bia.
Viêm gan mạn tính là bệnh lý dạng nhẹ và không gây ra tổn thương gan đáng kể. Tuy nhiên, ở một số người, tiến trình viêm phá huỷ cấu trúc và chức năng gan dần dần. Tình trạng này dẫn đến xơ gan, suy gan và có thể là ung thư gan.
Những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm gan mạn tính là:
- Virus viêm gan C.
- Virus viêm gan B.
- Gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Bệnh gan do rượu.
- Viêm gan tự miễn.
- Viêm gan mạn do thuốc.
Nguyên tắc dinh dưỡng
- Năng lượng: 30 – 40 Kcal/kg cân nặng/ ngày.
- Protein: 52 – 17% tổng năng lượng.
- Lipid: 12 -15% tổng năng lượng.
- Glucid: 60 – 75% tổng năng lượng.
- Đủ vitamin, nhất là vitamin nhóm B.
- Sử dụng thức ăn dễ tiêu, chia nhiều bữa, không dùng thực phẩm lạ dễ gây dị ứng.
Lời khuyên dinh dưỡng
1. Lựa chọn thực phẩm
a. Thực phẩm nên dùng
- Gạo tẻ, gạo nếp, khoai tây, khoai lang, bánh ngọt, đường mật.
- Thịt bò, sữa, phomat, thịt lợn nạc, cá, sữa đậu nành.
- Dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu vừng, dầu hướng dương…
- Rau quả tươi, mềm, nhiều ngọt.
- Dùng đồ ăn có tính lợi gan, mật như: chè nhân trần, actiso, hạt dành dành, nghệ…
- Dùng các thực phẩm nhuận tràng: khoai lang, đu đủ.
b. Thực phẩm không nên dùng
- Trứng 1 – 2 quả/ tuần.
- Mỡ động vật, phủ tạng động vật.
- Thực phẩm lạ dễ gây dị ứng. Thức ăn chế biến sẵn nhiều phẩm màu, nhiều chất bảo quản.
- Thức ăn gây táo bón.
- Các chất kích thích: gia vị, rượu, chè, cà phê.
- Hạn chế các món xào, rán, nướng, quay…
- Thực phẩm có nhiều đường lactose như: sữa, hoa quả ngọt, mật ong, bánh kẹo.
Lưu ý:
- Chia thành nhiều bữa: 4 – 6 bữa/ ngày.
- Tránh ăn no quá, tránh để quá đói, không được để dồn chất béo quá nhiều trong một bữa ăn.
CN. Nguyễn Đức Vỹ - Khoa Dinh dưỡng