Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 96
  • Trong tuần: 6 132
  • Tất cả: 1383744
Dinh dưỡng trong viêm đại tràng mãn tính

1. Viêm đại tràng mãn tính là gì?

Viêm đại tràng mãn tính là sự viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan rộng ở niêm mạc đại tràng. Bệnh phát triển với nhiều mức độ. Nhẹ thì niêm mạc dễ chảy máu khi bị tác động, nặng thì niêm mạc xuất hiện nhiều vết loét, xung huyết và xuất huyết, thậm chí bệnh có thể tạo nên những ổ áp-xe nhỏ, gây đau đớn khó chịu và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mãn tính. Trong đó, một vài nguyên nhân chính bao gồm:

- Do chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thường xuyên ăn đồ chiên rán, cay nóng, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích.

- Do sự tấn công của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào đường ruột rồi gây viêm nhiễm.

- Táo bón thường xuyên và kéo dài cũng là nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính.

- Do các yếu tố dị ứng.

- Ngoài ra, bệnh viêm đại tràng mãn tính còn có thể do bệnh Crohn.

Các chuyên gia cho rằng, viêm đại tràng mãn tính là bệnh dễ gặp nhưng lại rất khó chữa vì việc chữa trị dứt điểm là vô cùng khó khăn. Do đó, ngoài điều trị nội khoa cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.

3. Nguyên tắc dinh dưỡng trong xây dựng thực đơn cho người bị viêm đại tràng mãn tính

- Năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ ngày.

- Protein: 12 – 20% tổng năng lượng.

- Lipid: 15 -18% tổng năng lượng.

- Glucid: 60 – 70% tổng năng lượng.

- Giàu vitamin và muối khoáng.

+ Vitamin: chú ý vitamin A, β caroten.

+ Khoáng chất: chú ý kẽm.

- Chất xơ:

+ Tăng chất xơ hòa tan như: Pectin, Inuline…

+ Giảm chất xơ không hòa tan như: Cenlulose có nhiều trong các loại rau.

- Không sử dụng thức ăn sinh hơi và lên men.

- Lưu ý:

+ Chia thành nhiều bữa ăn: 4 – 6 bữa/ ngày.

+ Uống đủ nước 1,5 – 2 lít/ ngày.

+ Chế biến thức ăn dưới dạng mềm, lỏng, hấp, luộc dễ tiêu hóa.

4. Những loại thực phẩm nên và không nên dùng:

a. Thực phẩm nên dùng

- Thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có đường lactose.

- Sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật.

- Gạo, mỳ (bỏ hẳn mỳ sợi, bánh mỳ trong trường hợp không dung nạp đường Gluten), khoai tây, khoai sọ…

- Các loại rau xanh nhiều lá non như: rau ngót, rau muống, rau cải…

- Ăn đa dạng các loại quả.

- Sử dụng các thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan, các thực phẩm hỗ trợ phát triển vi khuẩn đường ruột như sữa chua...

b. Thực phẩm hạn chế dùng

- Các thực phẩm khó tiêu hóa hấp thu như: trứng, thịt mỡ, đậu đỗ…

- Các đồ uống khích thích, gây đầy hơi, chướng bụng: rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga.

- Các thực phẩm có nhiều xơ, sợi như: rau sống, rau già…

- Các loại gia vị, thức ăn chua cay.

- Các món xào, rán, nướng, quay…

- Thực phẩm có nhiều đường lactose như: sữa, hoa quả ngọt, mật ong, bánh kẹo.

ĐD. Nguyễn Đức Vỹ - K. Dinh dưỡng

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image