Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 95
  • Trong tuần: 6 131
  • Tất cả: 1383743
Hạ thân nhiệt trong quá trình gây mê, gây tê và phẫu thuật nguyên nhân, cách phòng và cách xử trí

 

Hạ thân nhiệt, được định nghĩa khi nhiệt độ cơ thể giảm < 36oC. Lưu ý cần phân biệt hạ thân nhiệt đang đề cập (là một trong những tai biến của gây mê, gây tê) với hạ thân nhiệt chỉ huy nhằm bảo vệ não và hệ thần kinh trong một số trường hợp đặc biệt.

1. Nhận biết: Vì sao người bệnh bị hạ thân nhiệt trong mổ

          Cơ thể người kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ trung tâm, thông qua các cơ chế khác nhau, gồm. thay đổi hành vi, kích thích hệ thần kinh thực vật, toát mồ hôi ở da, và tăng tạo nhiệt qua việc sinh nhiệt có run hay không run. Dưới tác dụng của gây mê và gay tê trục thần kinh, cơ chế điều hòa thân nhiệt của hệ thần kinh đã bị phá vỡ, dẫn đến hạ thân nhiệt đáng kể, gây nhiều biến đổi về lâm sàng trong và sau mổ không có lợi cho người bệnh.

          Tùy theo mức độ hạ thân nhiệt (nhẹ 32 – 35oC, vừa 28 – 30oC, nặng < 28oC) hạ thân nhiệt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau cho người bệnh. Vì vậy cần hiểu rõ nguyên nhân, cơ chế và biến chứng của hạ thân nhiệt, để có cách xử trí và khắc phục, đảm bảo an toàn cho gây mê, gây tê, phẫu thuật và cho người bệnh.

2. Cơ chế mất nhiệt không khí theo bốn cách

- Tỏa nhiệt: Là sự truyền nhiệt hồng ngoại, chiếm khoảng 60% nhiệt lượng mất đi.

- Truyền nhiệt: Liên quan tới đến sự tiếp xúc của cơ thể và các vật thể khác, như bàn mổ.

- Đối lưu nhiệt và bay hơi: Đối lưu là sự chuyển động của nhiệt dựa trên luồng khí, ví dụ như (luồng khí lạnh thổi qua cơ thể) bay hơi và qua sự toát mồ hôi ở da, sự phơi bày của các cơ quan (các tạng) trong không khí và dịch rửa trong quá trình phẫu thuật.

3. Các yếu tố nguy cơ gây hạ thân nhiệt, đặc biệt là trong gây mê, gây tê và phãu thuật

- Cao tuổi, trẻ sơ sinh;

- Nhiệt độ phòng mổ, điều hòa nhiệt độ quá lạnh;

- Mặc quần áo không đủ ấm, ở trong môi trường lạnh quá lâu, không đủ sưởi ấm trong nhà, đặc biệt là người già và trẻ sơ sinh;

- Thời gian và loại phẫu thuật: Thời gian mổ càng dài >03 giờ, thì nguy cơ hạ thân nhiệt càng cao, đặc biệt trong phẫu thuật vùng bụng, là nguy cơ hạ thân nhiệt cao nhất;

- Bệnh kèm theo, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh nội tiết, thai phụ, bỏng, vết thương hở…

- Cân bằng dịch lớn: Truyền dịch nhiều > 02 lít trong mổ, nguy cơ hạ thân nhiệt càng cao;

- Sử dụng dung dịch truyền và dung dịch rửa lạnh (đặc biệt trong mùa đông và khi thời tiết lạnh);

- Gây mê toàn thân, gây tê trục thần kinh;

- Gây tê vùng;

- Gây mê toàn toàn thân. Với các thuốc mê bốc hơi hay thuốc mê tĩnh mạch, đều làm phá vỡ kiểm soát thân nhiệt tự nhiên, làm nhiệt độ có thể thay đổi từ khoảng 2 – 6oC. Sau khi khởi mê, nhiệt độ cơ thể sẽ được tái phân bố từ khoang trung tâm của cơ thể đến ngoại biên, qua việc giãn mạch, gây mất nhiệt vào môi trường, khoảng 90% mất nhiệt này xảy ra ở da qua hiện tượng tỏa nhiệt và đối lưu trong khi truyền nhiệt và bay hơi chỉ đóng vai trò nhỏ. Sự tái phân bố nhiệt này, chủ yếu xảy ra trong giờ đầu tiên của gây mê, kéo dài ít nhất 3 giờ, làm giảm khoảng 80% thân nhiệt trung tâm và là nguyên nhân chính gây hạ thân nhiệt trong gây mê. Mất nhiệt ở da và dịch rửa lạnh trong mổ góp phần thêm vào việc hạ thân nhiệt. Sau vài giờ, việc hạ thân nhiệt trung tâm chấm dứt, co mạch ngoại vi do hệ thần kinh thực vật chỉ huy xảy ra nhằm cố gắng mang nhiệt trở lại trung tâm. Đây là giai đoạn bình nguyên xảy ra 3 – 5 giờ trong gây mê toàn thân.

4. Những triệu chứng dễ nhận biết, khi bệnh nhân hạ thân nhiệt.

- Run cơ;

- Nói lẫn lộn;

- Chóng mặt, thiếu sự phối hợp, buồn nôn., da lạnh…

5. Những biện pháp dự phòng và khắc phục hạ thân nhiệt trong quá trình gây mê, gây tê và phẫu thuật.

- Đảm bảo giữ ấm cho bệnh nhân, từ khi chuẩn bị người bệnh, cũng như khi di chuyển từ các khoa lâm sàng lên khu vực phòng mổ.

- Tại khu vực phòng chờ của khoa Gây mê hồi sức, cũng phải luôn đảm bảo nhiệt độ phòng, bằng cách, đóng kín của, tránh gió lùa, đồng thời có thể dùng chế độ điều hòa ấm, để sưởi ấm cho người bệnh (đặc biệt là trong mùa đông và khi thời tiết lạnh).

- Tại các phòng mổ, luôn đảm bảo nhiệt độ phòng ở chế độ phù hợp.

- Dịch truyền, dịch rửa ổ bụng, luôn được đảm bảo làm ấm, trước khi dùng cho người bệnh.

- Tại các bàn đón bé và làm rốn cho trẻ sơ sinh, luôn được sưởi ấm, bằng hệ thống gas sưởi, lò sưởi, điều hòa.

- Tại khu vực phòng hồi tỉnh, chăm sóc sau mổ, cũng luôn được bảo đảm làm ấm và giữ nhiệt cho người bệnh, như đèn sưởi, điều hòa, chăn ấm..cùng với hệ thống phòng khép kín, đảm bảo tránh gió lùa và những tác động từ môi trường bên ngoài, tới việc đảm bảo thân nhiệt cho người bệnh.

KTV Phạm Ngọc Tuấn – Khoa GMHS

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image