21/03/2022
Thai nhi và nguy cơ bức xạ từ tia X
Chụp X-quang và chụp CT là kỹ thuật sử dụng tia X để chụp ảnh cơ thể. Tia X còn được gọi là sóng điện từ vì chúng là một loại bức xạ chứa trong phổ năng lượng của sóng điện từ. Sóng vô tuyến, vi sóng, ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại đều là sóng điện từ. Tia X có các đặc điểm tương tự như các sóng trên, nhưng có năng lượng cao hơn.
Bức xạ điện từ phổ biến trong môi trường, bao gồm không gian, ánh sáng mặt trời và đất cát. Hàng ngày, chúng ta liên tục nhận được một lượng nhỏ bức xạ này, được gọi là liều bức xạ nền, từ môi trường. Lượng bức xạ nền này phụ thuộc vào địa hình và mực nước biển của đất nước.
Thai nhi trong bụng mẹ rất dễ bị tổn thương bởi loại bức xạ này. Khi một thai nhi tiếp xúc với liều bức xạ phông nền xung quanh gấp 20 lần, nó có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với các nguồn bức xạ để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của em bé trong bụng mẹ.
Trước khi thực hiện chụp X-quang hoặc chụp CT cho một phụ nữ có khả năng mang thai, điều quan trọng là nhân viên y tế phải biết liệu người đó có đang mang thai hay không. Nếu nghi ngờ thì nên thử thai bằng que thử thai trước khi thử.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý cụ thể, sau khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ đối với thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang hoặc chụp CT để chẩn đoán chính xác cho người bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Nếu như sau khi chụp X-quang, bạn mới phát hiện ra rằng mình đang mang thai; trong tình huống này, bạn không phải lo lắng quá. Liều bức xạ trong chẩn đoán thường ở giới hạn an toàn, đặc biệt trong kỹ thuật vùng đầu cổ, liều bức xạ ảnh hưởng đến thai nhi rất thấp
* Bảng phân bố liều tia với thai nhi trong các kỹ thuật chụp.
|
Liều với thai nhi
|
Tỉ lệthương tổn thai nhi
|
Chụp X quang đầu, ngực; chụp CT đầu, cổ
|
0,001-0,0001
|
<1/1 000 0000
|
X quang bụng, chậu, khung chậu; CT ngực, bụng
|
0,1-1
|
1/100 000-1/10 000
|
X quang cột sống thắt lưng, CT chậu
|
1-10
|
1/10 000-1/1 000
|
KTV. Lương Tiến Dũng - Khoa CĐHA