Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 104
  • Hôm nay: 1649
  • Trong tuần: 12 958
  • Tất cả: 1617572
Xét nghiệm D-dimer và những điều bạn chưa biết

 

1. Xét nghiệm D-dimer là gì?

Trong y khoa, D-dimer là một đoạn protein nhỏ được tạo ra khi trong mạch máu hình thành các khối huyết (máu đông). Cơ chế đông máu thường xuất hiện khi trên cơ thể bị thương giúp chúng ta không bị mất máu quá nhiều và giúp cho vết thương mau lành, hồi phục. Khi những vết thương được chữa lành thì cục máu đông sẽ tự động hoà tan trong cơ thể.

Khi có cục máu đông thì nồng độ D-dimer trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường và chúng sẽ trở về mức ổn định khi cục máu đông hoà tan. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp những cục máu đông không tan hoặc chúng hình thành máu đông bất thường tại các mạch máu trong cơ thể là điều rất nguy hiểm gây cản trở sự lưu thông của máu trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Và chúng có thể gây ra các bệnh cấp tính nguy hiểm đến tính mạng. 

Chính vì thế, chỉ định y khoa xét nghiệm D-dimer sẽ giúp chẩn đoán sớm tình trạng đông máu và chữa trị kịp thời nếu có bất thường trong cơ thể. Hiện nay, kỹ thuật D-dimer là kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng phổ biến tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. 

Hiện nay D-dimer là một trong các xét nghiệm dùng để theo dõi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 theo phác đồ của Bộ Y tế.

 

2. Xét nghiệm D-dimer bằng kỹ thuật nào?

Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai đang áp dụng kỹ thuật  xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex (Latex agglutination D-dimer): Kỹ thuật này được coi là test nhạy và đặc hiệu được chỉ định nhiều trong các trường hợp chẩn đoán hội chứng DIC (tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch).

3. Giá trị bình thường (khoảng tham chiếu) của D-dimer trong cơ thể là bao nhiêu?

Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex (Latex agglutination D-dimer) có khoảng tham chiếu: < 500 µg/L hoặc < 0,5 µg/mL(mg/L)

( đơn vị tính tùy theo thiết bị PXN sử dụng)

 

 

( KTV đang thao tác cài đặt xét nghiệm trên máy Đông máu tự động Auto-S )

 

4. Xét nghiệm nồng độ D-dimer được chỉ định khi nào?

4.1 Chẩn đoán các bệnh lý huyết khối 

Theo nghiên cứu từ các xét nghiệm nồng độ D-dimer và chẩn đoán bệnh lý huyết khối thực tế cho thấy hơn 90% các trường hợp có huyết khối trong tĩnh mạch sâu và 95% các trường hợp tắc mạch phổi đều có biểu hiện chỉ số nồng độ D-dimer trong máu cao.

Nếu không phát hiện kịp thời sẽ khiến cho quá trình di chuyển của máu bị cản trở và đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Chính vì thế, khi bệnh nhân có các dấu hiệu khó thở, tức ngực, tim đập nhanh hoặc các tụ máu bất thường dưới da thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nồng độ D-dimer khẩn cấp để can thiệp nhanh tránh tắc mạch nếu để lâu.

4.2. Kiểm soát tình trạng tăng đông máu

Đối với các bệnh nhân có tiền sử đông máu trong tĩnh mạch hoặc các bệnh nhân tai biến mạch máu não đều có khả năng máu đông xuất hiện cao hơn người bình thường. Nếu tình trạng đông máu không được kiểm soát đúng cách sẽ làm tăng hiện tượng đông máu rải rác dễ dẫn đến tình trạng tai biến nặng hơn hoặc có thể đột quỵ trong một số trường hợp máu đông tại tĩnh mạch chính. 

Thông thường đối với các bệnh nhân có tiền sử đông máu hoặc đang điều trị đông máu sẽ được chỉ định kiểm tra chỉ số D-dimer định kỳ tại mỗi lần tái khám để kiểm soát tình trạng máu đông. Cùng với đó, nếu có khối máu đông mới xuất hiện sẽ được thăm dò và điều trị can thiệp ngay khi phát hiện. Dựa trên kết quả chỉ số D-dimer sẽ giúp bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị giúp điều trị hiệu quả hơn cho người bệnh cũng như dự phòng khả năng xuất hiện máu đông mới ảnh hưởng đến sức khoẻ.

5. Xét nghiệm D-Dimer tăng trong các bệnh lý nào?

-       Bệnh nhân bị tắc mạch phổi.

-       Huyết khối các tĩnh mạch sâu.

-       Huyết khối động mạch.

-       Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC).

-       Nhồi máu cơ tim.

-       Xơ gan.

-       Tình trạng tăng đông máu: Chấn thương, nhiễm trùng, sau hậu phẫu, phụ nữ mang thai,..

-       Ung thư.

-       Sau điều trị tiêu fibrin (fibrinolysis).

6. Những điều cần lưu ý để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm D-dimer:

-       Không ăn uống trước thời điểm xét nghiệm từ 8-12 giờ

-       Ngưng sử dụng các loại thuốc có tác dụng bổ sung chất sắt hoặc thuốc chống đông máu trước khi xét nghiệm đồng thời cung cấp thông tin về loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ.

-       Thực hiện xét nghiệm tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín hoặc tại bệnh viện dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai triển khai xét nghiệm D-dimer ngưng tập Latex trên máy xét nghiệm Đông máu tự động Auto-S. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, cần đi khám để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám, phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.

KTV. Nguyễn Hồng Nhung – Khoa Xét nghiệm

Nguồn: Medlatec.vn

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !