Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 60
  • Hôm nay: 1243
  • Trong tuần: 12 552
  • Tất cả: 1617166
Xử lý dụng cụ sau khi chăm sóc người bệnh nhiễm Covid-19

 

Với mỗi chúng ta chắc hẳn cụm từ “Covid -19” không còn gì quá xa lạ, đây là loại virus đã bùng nổ cách đây hơn 3 năm có ảnh hưởng nặng nề tới bệnh nhân bị nhiễm, sau một khoảng thời gian biến thể chúng đã trở thành những chủng virus khác nhau. Tuy nhiên, Covid-19 chưa bao giờ hết nghiêm trọng đối với chúng ta và hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về cách xử lý dụng cụ sau khi chăm sóc người bệnh nhiễm Covid-19.

1. Nguy cơ lây nhiễm từ dụng cụ

- Có rất nhiều dụng cụ dùng trong việc thăm khám, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, những dụng cụ đó tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, các dịch sinh học,.. nên bề mặt của những dụng cụ này chứa nhiều các mầm bệnh SARS – CoV-2. Vì vậy, việc xử lý để đảm bảo an toàn, sạch hoàn toàn nguồn lây thì từ khâu ngay sau khi sử dụng tới khâu vận chuyển đến nơi xử lý, tại nơi xử lý và cấp phát rất quang trọng và bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định.

- Các nhân viên y tế là người trực tiếp sử dụng và xử lý nếu không được huấn luyện và không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình xử lý dụng cụ thì nguy cơ mắc rất cao.

- Trong môi trường không khí virus có thể tồn tại 3 giờ, bề mặt các đồ dùng vật dụng bằng đồng là 4 giờ, bìa carton thì thời gian virus có thể sống là 1 ngày, trên bề mặt thép và nhựa thì thời gian tồn tại lên tới 3 ngày.

2. Các nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ để đảm bảo an toàn

Tất cả dụng cụ sau khi sử dụng chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 đều có nguy cơ lây nhiễm, nếu không được xử lý đúng sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và cộng đồng.

- Nên dùng loại dụng cụ sử dụng 1 lần (dụng cụ hỗ trợ hô hấp: ống hút đàm, mask khí dung, dây máy thở, bộ chăm sóc răng miệng,…).

- Dụng cụ được phép tái sử dụng: phải được xử lý theo quy định của Bộ y tế.

- Cung cấp dụng cụ đủ và luôn sẵn sàng

- Thực hiện quy trình xử lý đúng và an toàn từ nơi phát sinh, xử lý, lưu trữ, cấp phát.

- Cung cấp đầy đủ phương tiện làm việc: hóa chất, vật tư tiêu hao, máy móc, phương tiện phòng hộ cá nhân

- Nhân viên y tế xử lý dung cụ phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành và kiểm soát nhiễm khuẩn

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát (có hồ sơ lưu)

- Nhân viên thực hiện nghiêm các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm: khai báo y tế, an toàn vệ sinh lao động khi làm việc, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân,…

                                                 (Hình ảnh minh họa)

3. Các phương tiện thực hiện

- Phương tiện phòng hộ cá nhân: khẩu trang, găng, tạp dề, kính bảo hộ hoặc tấm che mặt, ủng

• Thùng ngâm có nắp đậy

• Bồn rửa; Máy rửa; Tủ sấy

• Máy tiệt khuẩn nhiệt độ cao/thấp

• Nguồn nước sạch, nước khử ion, nước vô khuẩn (Nội soi)

-Hóa chất khử khuẩn:

• Làm sạch: enzyme

• Khử khuẩn mức trung bình:

• Hợp chất chứa Chlor

• Khử khuẩn mức cao:

• Glutaaldehyde

• OPA

• Peracetic acid

4. Những điều nên và không nên làm khi xử lý dụng cụ sau khi chăm sóc người bệnh nhiễm Covid-19

- Điều nên làm khi xử lý dụng cụ sau khi chăm sóc người bệnh nhiễm Covid-19:

·        Coi tất cả dụng cụ sau sử dụng cho chăm sóc và điều trị người bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm

·        Phải xây dựng quy trình, huấn luyện người xử lý hiểu và thực hành đúng

·        Cung cấp đủ dụng cụ (cơ số 3), vật tư tiêu hao, hoá chất, máy móc

·        Đủ phương tiện phòng hộ cá nhân và nhân viên phải luôn thực hành đúng mặc và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

·        Vận chuyển dụng cụ an toàn, có nơi xử lý riêng

- Điều không nên làm khi xử lý dụng cụ sau khi chăm sóc người bệnh nhiễm Covid-19:

·        Không dự trù đủ các loại dụng cụ phục vụ cho chăm sóc, điều trị người bệnh Covid-19

·        Không tuân thủ quy định dụng cụ sau sử dụng cho người bệnh

·        Không cung cấp đủ phương tiện xử lý: Hoá chất, phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện vận chuyển an toàn,…

·        Không huấn luyện đào tạo kỹ năng xử lý dụng cụ thành thạo cho nhân viên y tế trước khi tham gia chống dịch

ĐD. Đỗ Thị Nhàn – Khoa KSNK

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !