Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 13
  • Hôm nay: 599
  • Trong tuần: 8 938
  • Tất cả: 1566844
Dinh dưỡng trong điều trị nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là một hội chứng bệnh lý liên quan tới tình trạng thai nghén thường xuất hiện ba tháng đầu gọi là hiện tượng bệnh lý sớm, ba tháng cuối trong 14 tuần cuối gọi là giai đoạn cuối hay còn gọi bệnh lý muộn gồm: hội chứng Protein niệu, hội chứng tiền sản giật và sản giật, hội chứng rau bong non. Dễ gây biến chứng có thể làm chết con và nguy hiểm tính mạng mẹ. bởi vậy quản lý thai nghén đóng một vai trò quan trọng, đồng thời cần có chế độ dinh dưỡng đúng sẽ giúp điều trị tốt và đạt hiệu quả, giảm được biến chứng của bệnh.

  
anh tin bai

Ảnh minh họa: Internet.

Cơ chế bệnh sinh: giảm thể tích máu lưu hành, co thắt động mạch, tăng huyết áp

Chấn đoán xác định:

+ Protein niệu: thường là dấu hiệu muộn

+ Phù: phù trắng, mềm, ấn lõm, phù từ chân lên bụng, tay, mặt, phù đôi khi kín đáo khó phát hiện

+ Tăng huyết áp: bình thường HA tối đa không quá 140mgHg, tối thiếu không quả 90mgHg, khi trên ngưỡng này gọi là cao huyết áp (trong sản khoa huyết áp tăng khi HA tâm thu tăng > 30mmHg so với trước khi có thai, HA tâm trương tăng > 15mmHg so với trước khi có thai)

+ Tăng cân: mỗi tuần tăng 1000g là bất thường của quá trình mang thai

+ Nhức đầu ở vùng chẩm trán giống như đội mũ trật

+ Rối loạn thần kinh: lo lắng, bồn chồn, mất ngủ

+ Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn

+ Tim có tiếng thổi tâm thu

Chế độ dinh dưỡng:

Năng lượng:

+ 3 tháng đầu: 30-35 kcal/kg/ngày + 50 kcal/ngày

+ 3 tháng giữa: 30-35 kcal/kg/ngày + 250 kcal/ngày

+ 3 tháng cuối: 30-35 kcal/kg/ngày + 450 kcal/ngày

Protein: 15-20% tổng năng lượng; trong đó tỉ lệ Pđv/Pts > 50%

Lipid: 20-30% tổng năng lượng

Glucid: 50-60% tổng năng lượng

Chọn thực phẩm giàu Vitamin: VTM nhóm B, acid folic

Chọn thực phẩm giàu muối khoáng: sắt, canxi

Tránh các thức ăn kích thích, thức ăn lạ

Tăng cường các chất xơ tránh táo bón

Muối: 3g/ngày

Nước: 40ml/kg/ngày

Lựa chọn thực phẩm:

+ Ăn đa dạng các loại thực phẩm

+ Một số thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (lợn, bò), rau rền, các loại rau có màu xanh đâm

+ Một số thực phẩm giàu canxi: sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cá nhỏ…

+ Nên ăn cá ít nhất 3-4 lần/ tuần để bổ sung các acid béo thiết yếu phát triển trí não thai nhi.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai có đội ngũ bác sĩ, cử nhân dinh dưỡng, điều dưỡng có kinh nghiệm trong ngành sẵn sàng khám, tư vấn, điều trị các vấn đề về dinh dưỡng. Vì vậy các mẹ có thể yên tâm đặt lịch khám cũng như các dịch vụ khác để có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

CN. Hà Thị Thủy – Khoa Dinh Dưỡng
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !