Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 129
  • Trong tuần: 6 165
  • Tất cả: 1383777
Đau bụng kinh – vấn đề thường gặp ở phụ nữ

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước và trong khi hành kinh. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy cơn đau này hơi khó chịu, phiền nhiễu. Ngược lại, nhiều người lại chịu đựng những cơn đau dữ dội hơn và có thể gây cản trở hoạt động bình thường trong vài ngày.

2. Phân loại

- Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau xuất hiện lặp lại trong những lần có kinh và không liên quan đến bệnh lý khác. Cơn đau thường bắt đầu trước 1–2 ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn thường cảm thấy đau ở bụng dưới, có khi kèm theo đau lưng hay đùi. Cơn đau ở mức độ nhẹ đến nặng tùy người, thường kéo dài từ 12–72 giờ, có thể đi kèm cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là tiêu chảy.

- Đau bụng kinh thứ phát là cơn đau liên quan đến một số rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản của phụ nữ như lạc nội mạc tử cung, bệnh tuyến tử cung, u xơ tử cung hay nhiễm trùng. Loại đau này thường diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu và kéo dài hơn cơn đau bụng kinh thông thường. Cơn đau đau bụng kinh thứ phát thường không kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi hay tiêu chảy.

3. Cơ chế đau bụng kinh.

Bình thường, trứng sẽ rụng theo chu kỳ hàng tháng và khi không được thụ tinh với tinh trùng, tử cung sẽ tăng co bóp để làm bong lớp niêm mạc và tống chúng ra ngoài cơ thể.

Trong lúc thành tử cung co lại, các mạch máu ở lớp niêm mạc tử cung bị chèn ép. Điều này khiến cho nguồn máu và oxy cung cấp đến tử cung tạm thời bị gián đoạn. Khi thiếu oxy, các mô trong tử cung bắt đầu giải phóng ra các chất hóa học gây đau.

Một chất trung gian hóa học khác cũng được tăng sản xuất có tên gọi là prostaglandin. Chất này khiến cho cơ tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn, làm tăng mức độ đau trong thời điểm này.

Lý do vì sao một số phụ nữ lại trải qua những đợt đau bụng kinh dữ dội hơn người khác vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng một số người có thể tích tụ nhiều prostaglandin hơn khiến cho quá trình co thắt tử cung xảy ra mạnh hơn.

4. Nguyên nhân thường gặp.

Đau bụn kinh có thể do các nguyên nhân thực thể sau:

- Lạc nội mạc tử cung

- U xơ tử cung

- Viêm vùng chậu

- Bệnh tuyến tử cung

- Hẹp cổ tử cung

- Do dụng cụ tử cung

5. Điều trị.

 Để giảm đau bụng kinh, bạn có thể:

- Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới.

- Tập luyện một số bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe trước đó.

- Tắm bằng nước ấm.

- Thực hiện các phương pháp giúp thư giãn, như thiền hay yoga.

- Thử sử dụng một số thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, axit béo omega-3, magie…

- Tránh uống rượu, bia, hút thuốc hay sử dụng các kích thích khác vì có thể khiến cơn đau trầm trọng thêm.

- Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, có thể là paracetamol hay các thuốc NSAIDs phổ biến

- Kiểm soát hormone sinh sản bằng các cách như dùng thuốc tránh thai dạng uống hay dán, tiêm, cấy dưới da… (cách này cần phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ)

6. Kết luận

Mặc dù đây là một hiện tượng bình thường ở đa số phụ nữ nhưng nếu có một số triệu chứng như: đau bụng kinh dữ dội, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng tháng và các triệu chứng đau càng lúc càng trở nên nghiêm trọng, bạn cần đến  các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.

Hộ sinh Vũ Thị Thu Huyền – Khoa Phụ 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image