Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 33
  • Hôm nay: 89
  • Trong tuần: 6 996
  • Tất cả: 1627639
Giang mai và thai kỳ

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng bẩm sinh phổ biến trên toàn cầu. Nó ảnh hưởng đến nhiều bà mẹ mang thai ở những khu vực kém phát triển, gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh cao, tuy nhiên có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng sàng lọc và điều trị trước sinh.

Quá trình lây truyền

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục do lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương nguyên phát hoặc thứ phát. Có thể bị giang mai từ quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng mà không được bảo vệ. Cũng có thể mắc bệnh giang mai qua tiếp xúc trực tiếp như đụng chạm hoặc hôn một người bị nhiễm giang mai. T. pallidium cũng có thể dễ dàng đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ; tuy nhiên, biểu hiện của giang mai bẩm sinh phụ thuộc vào tuổi thai, giai đoạn bệnh giang mai của mẹ và cách điều trị.

Biểu hiện lâm sàng          

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng mãn tính lây truyền qua đường tình dục đặc trưng bởi các biểu hiện toàn thân. Có bốn giai đoạn của bệnh giang mai mắc phải: giang mai nguyên phát, giang mai thứ phát, giang mai tiềm ẩn và giang mai muộn.

 

 

Nguồn hình ảnh Internet

Ảnh hưởng đến thai nhi 

Khi mẹ mắc bệnh giang mai có thể gây ra các vấn đề:

ü Thai sẩy hoặc lưu trước 20 tuần.

ü Sinh non: sinh trước 37 tuần.

ü Thai chậm tăng trưởng trong tử cung: bé nhỏ so với tuổi thai và nhẹ cân.

ü Các vấn đề về bánh nhau và dây rốn: Giang mai bẩm sinh có thể gây phù bánh nhau và dây rốn, ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai.

ü Thai chết lưu trong tử cung sau 20 tuần. 

 

Chẩn đoán bệnh giang mai

Có nhiều kỹ thuật xét nghiệm giang mai. Đây là những xét nghiệm được sử dụng để xác nhận sự hiện diện của bệnh bằng các phương pháp phát hiện trực tiếp (tức là kính hiển vi trường tối, xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp và xét nghiệm khuếch đại axit nucleic) và xét nghiệm huyết thanh học như xét nghiệm treponemal, xét nghiệm không treponemal.

Điều trị bệnh giang mai

Quản lý bệnh giang mai trong thai kỳ đòi hỏi sự phối hợp của một nhóm đa ngành bao gồm bác sĩ sản khoa, bác sĩ y học bào thai, nữ hộ sinh, bác sĩ nhi khoa, nhà vi sinh học. Nếu bị giang mai nguyên phát hoặc thứ phát, một mũi penicillin thường có thể chữa khỏi. Ở phụ nữ mang thai, một liều duy nhất benzathine penicillin G 2,4 triệu đơn vị là phương pháp điều trị được WHO khuyến nghị. Nếu mắc giang mai tiềm ẩn hoặc muộn, bệnh nhân có thể cần tiêm nhiều hơn.

Phòng bệnh

- Không quan hệ tình dục: đây là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây qua đường tình dục bao gồm cả giang mai.

- Nếu có quan hệ tình dục,  nên quan hệ tình dục an toàn. Quan hệ tình dục với chỉ một người, người này không quan hệ với nhiều bạn tình. Nếu không chắc chắn bạn tình của mình có bị STD hay không, hãy sử dụng phương pháp phòng ngừa. Các phương pháp phòng ngừa bao gồm bao cao su nam và nữ và màng chắn miệng hoặc màng cao su quan hệ bằng miệng (dental dam hoặc rubber dam). 

- Kiểm tra chăm sóc sức khoẻ trước sinh, ngay cả khi cảm thấy sức khoẻ tốt. Nếu có nguy cơ mắc giang mai, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu để xem thai phụ có bị nhiễm hay không.

- Xét nghiệm và điều trị: Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm và bắt đầu điều trị nếu có nhiễm bệnh. Khi điều trị càng sớm, thai phụ và bé càng ít bị biến chứng. 

- Yêu cầu người chồng cũng phải được xét nghiệm và điều trị giang mai. Vì nếu người chồng bị nhiễm bệnh, thai phụ có thể bị tái nhiễm. 

Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai, các bác sỹ sản khoa thường khuyến cáo phụ nữ mang thai nên thăm khám và thực hiện test nhanh để kịp thời phát hiện bệnh giang mai. Sàng lọc định kỳ được khuyến nghị cho tất cả các bà mẹ mang thai trong ba tháng đầu và sàng lọc lặp lại sau mỗi 3 tháng. Việc  phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể làm giảm đáng kể các biến chứng giang mai, do vậy việc cần thiết nhất là chẩn đoán và điều trị cho các bà mẹ bị nhiễm bệnh. 

Tài liệu tham khảo:

- Tạp chí Sản Phụ khoa và Sinh học Sinh sản Châu Âu - Tập 259 , Tháng 4 năm 2021 , Trang 207-210 (Alison Uku, Zahraa Albujasim, Tina Dwivedi, Zana Ladipo, Justin C. Konje )

- https://www.marchofdimes.org/complications/syphilis-in-pregnancy.aspx

                                                                                                                                                         BS Hà Quỳnh Mai – HS Phạm Thị Thất – Khoa Phụ

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !