Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 97
  • Hôm nay: 1635
  • Trong tuần: 12 944
  • Tất cả: 1617558
Polyp buồng tử cung

Polyp buồng tử cung là một trong những nguyên nhân gây rong kinh rong huyết kéo dài, như trường hợp chị H.T.N 44 tuổi ở Bảo Yên - Lào Cai là một trường hợp điển hình. Chị N xuất hiện rong huyết 8 tháng, đã điều trị nhiều lần không đỡ, dẫn tới chị N bị thiếu máu nặng, Ngày 23/04/2019, chị đã đến khám tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai, tại đây các bác sỹ đã chẩn đoán chị bị Polyp buồng tử cung, có chỉ định mổ cắt tử cung.

Vậy Polyp buồng tử cung là gì?

 

- Polyp buồng tử cung hay còn gọi là Polyp nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý khá phổ biến, hiện tại chưa có tỷ lệ chính xác do một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng. Đa số polyp buồng tử cung là bệnh lành tính, và gây rong huyết bất thường ở phụ nữ, cỏ thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai, sinh hoạt hằng ngày, và  gián tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống.

- Polyp hình thành do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung nằm bao quanh bên ngoài một lõi mạch máu và mô liên kết.

- Kích thước polyp có thể từ vài milimet (mm) đến vài centimet (cm), một hoặc nhiều polyp, có cuống hoặc không có cuống, và có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong khoang tử cung.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Bệnh lý này rất hiếm gặp ở tuổi vị thành niên. Đa số các trường hợp được cho rằng có liên quan đến sự gia tăng nồng độ và tác động estrogen nội sinh hay ngoại sinh.

• Tamoxifen: polyp Buồng Tử cung xuất hiện ở 2 – 36% phụ nữ sau mãn kinh có điều trị tamoxifen (một loại thuốc được sử dụng điều trị những trường hợp ung thư vú)

• Béo phì: những phụ nữ có BMI ≥30 có tỷ lệ polyp buồng tử cung (55%) cao hơn đáng kể so với những phụ nữ khác (15%).

• Một số yếu tố nguy cơ khác được nhắc đến như: liệu pháp điều trị hormon thay thế ở những phụ nữ hậu mãn kinh có chứa estrogen, Hội chứng Lynch và Cowden…

Triệu chứng polyp buồng tử cung

Polyp buồng tử cung có thể được nhận biết qua các triệu chứng :

+ Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, rong huyết.

+ Chảy máu bất thường: Chảy nhiều bất thường trong kỳ kinh; chảy máu giữa kỳ kinh; hoặc chảy máu sau khi mãn kinh….

+ Khô âm đạo.

+ Có thể kèm theo đau bụng, thiếu máu.

+ Một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng, được phát hiện tình cờ khi đi khám  hiếm muộn, hoặc qua xét nghiệm tế bào học CTC, sinh thiết buồng tử cung...

Trong đó triệu chứng phổ biến nhất là kinh nguyệt không đều.

Chẩn đoán polyp buồng tử cung

- Siêu âm: trong đó siêu âm đầu dò âm đạo là lựa chọn đầu tiên để đánh giá bệnh lý phụ khoa, Siêu âm bơm nước buồng tử cung.

 

 - Nội soi buồng tử cung chẩn đoán: siêu âm bơm nước buồng tử cung và nội soi buồng tử cung giúp chẩn đoán hình dạng tổn thương polyp, vị trí rõ ràng hơn so với siêu âm đầu dò âm đạo. Ngoài ra, trong quá trình nội soi buồng tử cung có thể can thiệp điều trị cắt bỏ khối polyp.

* Chẩn đoán xác định tính chất lành tính hay ác tính polyp buồng Tử cung cần dựa trên đánh giá mô học sau khi đã sinh thiết hoặc can thiệp cắt bỏ khối polyp.

Điều trị

1. Chỉ định điều trị

• Khoảng 6,3% polyp buồng tử cung sẽ thoái triển, nhất là những trường hợp polyp kích thước < 10 mm.

• Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng và loại trừ bệnh lý ác tính. Việc điều trị dựa trên sự phân nhóm như sau:

Nhóm phụ nữ chưa mãn kinh

+ Nếu có triệu chứng, cần phải tiến hành cắt polyp bất kể giai đoạn nào.

+ Nếu không có triệu chứng, chỉ định cắt polyp chủ yếu liên quan đến việc đánh giá nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung hoặc bệnh lý ác tính.

+ Tất cả các trường hợp không triệu chứng được chỉ định cắt polyp khi:

- Kích thước > 1.5cm

- Đa polyp

- Khối polyp thò ra ngoài cổ tử cung

- Có polyp ở những trường hợp hiếm muộn 

Nhóm phụ nữ mãn kinh: Nguy cơ ác tính của polyp ở nhóm phụ nữ mãn kinh cao hơn so với nhóm phụ nữ chưa mãn kinh. Do đó ở những phụ nữ mãn kinh có polyp buồng tử cung dù có hay không có triệu chứng đều cần được chỉ định cắt polyp.

2. Phương pháp điều trị

- Điều trị nội khoa:

+ Dụng cụ tử cung chứa Levonogestrel, có thể phòng ngừa hình thành polyp, nhất là ở những trường hợp có dùng tamoxifen.

+ Dùng GnRH đồng vận trước khi thực hiện phẫu thuật cắt polyp. Hiệu quả của phương pháp này không khác biệt so với cắt polyp đơn thuần mà không cần điều trị GnRH đồng vận. Do đó không cần thiết chỉ định điều trị phối hợp ở những trường hợp

- Điều trị ngoại khoa:

• Phẫu thuật nội soi buồng tử cung cắt polyp: được chỉ định cho hầu hết các trường hợp.

Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, hiệu quả cao, thời gian nằm viện ngắn, hiện tại bệnh viện sản nhi lào cai đang áp dụng biện pháp này với các truờng hợp hiếm muộn nguyên nhân do Polyp buồng Tử cung.

 • Sinh thiết buồng tử cung có thể giúp loại bỏ polyp tuy nhiên được xem như là thủ thuật làm mù, do không nhìn thấy chính xác vị trí polyp nên không chắc chắn loại bỏ hoàn toàn khối polyp, đồng thời có thể làm mô vụn gây khó khăn cho việc đánh giá mô học.

• Phẫu thuật cắt tử cung: mổ cắt tử cung qua nội soi, ...

3. Tiên lượng sau điều trị

- Việc cắt bỏ polyp có thể cải thiện triệu chứng 75 – 100% ở nhóm phụ nữ có biểu hiện triệu chứng.

- Tỷ lệ tái phát sau cắt polyp buồng tử cung qua nội soi là 2,5% - 43,6%, tuỳ thuộc vào thời gian theo dõi, số lượng và loại polyp. Tái phát thường ở những trường hợp polyp có tăng sản nội mạc tử cung không điền hình và ở phụ nữ hiếm muộn,  điều trị lâu dài với Tamoxifen

- Tỷ lệ mang thai cải thiện từ 43% - 80%.

Bs Trần Văn Tuyển - Khoa Phụ

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !