Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 127
  • Trong tuần: 6 163
  • Tất cả: 1383775
Tầm soát ung thư tử cung bằng xét nghiệm PAP

 

 

    Hiên nay, tỷ lệ phụ nữ mắc Ung thư cổ tử cung ngày càng tăng cao. Bệnh tiến triển âm thầm và chỉ được phát hiện khi người bệnh đi khám và xét nghiệm. Vì vậy, tầm soát sớm ung thư cổ tử cung là một biện pháp cần thiết giúp phát hiện sớm những tổn thương tại cổ tử cung  như khám phụ khoa định kỳ, soi cổ tử cung, Papsmear, xét nghiệm máu...Trong đó, xét nghiệm Pap là xét nghiệm quan trọng để tầm soát và xác định  những tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung.

I. Xét nghiệm Pap là gì?
Xét nghiệm Pap hay còn gọi là xét nghiệm Pap smear hoặc phết tế bào cổ tử cung. Đây là loại xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để phát hiện sớm những tổn thương  tế bào như ASC, AGC, SIL ...có thể dẫn đếnung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap còn  thường được làm cùng xét nghiệm HPV– DNA để tìm virus HPV (Human Papilloma Virus), nó được xác định là nguyên nhân cần thiết gây Ung thư cổ tử cung .

II. Những trường hợp nên làm xét nghiệm
- Phụ nữ từ  21 - 29  tuổi nên làm xét nghiệm Pap 3 năm/ lần.

- Phụ nữ từ  30 - 65 tuổi : nên xét nghiệm Pap cùng với xét nghiệm HPV- DNA.

+ Nếu xét nghiệm HPV âm tính nên xét nghiệm lại Pap 3 năm/ lần.

+ Nếu HPV dương tính nên xét nghiệm lại  Pap 1 năm/ lần.

- Phụ nữ đã được tiêm vắc-xin ngừa HPV vẫn cần tuân theo các khuyến nghị sàng lọc theo nhóm tuổi.

- Những trường hợp sau  nên đi xét nghiệm Pap thường xuyên:

+ Có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hoặc phết Pap cho thấy có tế bào tiền ung thư, nhiễm HPV, tiền sử mắc ung thư cổ tử cung.

+ Hệ miễn dịch bị suy yếu do hóa trị, ghép nội tạng, hoặc sử dụng corticosteroid (một loại thuốc kháng viêm mạnh) kéo dài, nhiễm HIV.

- Phụ nữ có thể  ngừng sàng lọc ung thư cổ tử cung sau 65 tuổi nếu :

+ Không có tiền sử tế bào cổ tử cung bất thường mức độ trung bình hoặc cao hoặc  ác tính và  đã có ba kết quả xét nghiệm Pap âm tính liên tiếp.

+ Hai kết quả xét nghiệm Pap, HPV - DNA âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm qua, và kết quả gần đây nhất được thực hiện trong vòng 5 năm qua.

III. Chuẩn bị cho xét nghiệm
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác bệnh nhân cần thực hiện những điều sau:

- Không quan hệ tình dục trong 2-3 ngày trước khi xét nghiệm, không sử dụng gel bôi trơn âm đạo.

- Không sử dụng bọt tránh thai, băng vệ sinh (loại đặt âm đạo), thuốc đặt âm đạo và không thụt rửa trong 2 đến 3 ngày trước khi thử nghiệm để tráng rửa trôi các tế bào bất thường.

- Sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt 2-5  ngày, tránh các ngày giữa chu kỳ kinh.

IV. Quy trình thực hiện xét nghiệm
 
- Bước 1: Bệnh nhân sẽ được bác sỹ  thăm khám, hỏi bệnh và tư vấn trước khi thực  hiện xét nghiệm.

- Bước 2 : Bệnh nhân sẽ nằm trong tư thế khám phụ khoa: nằm ngửa, gối gập, hai chân dang rộng và người thả lỏng.

- Bước 3 : Bác sỹ sử dụng dụng cụ khám sản để bộc lộ cổ tử cung , kiểm tra trực quan cổ tử cung của bệnh nhân.

- Bước 4 : Sau khi quan sát cổ tử cung rõ ràng

+ Dùng đầu ngắn của spatula cào toàn bộ chu vi cổ ngoài cổ tử cung (xoay spatula 360º). Bắt đầu cào ở vị trí 9g,  xoay 1 vòng theo chiều kim đồng hồ, kết thúc ở vị trí 9g (có thể xoay vòng  ngược chiều kim đồng hồ, từ vị trí 3g đến 3g). Rút spatula ra.

+ Dùng đầu dài của spatula cào toàn bộ chu vi cổ trong cổ tử cung (xoay spatula 360º). Bắt đầu cào ở vị trí 9g, xoay 1 vòng theo chiều kim đồng hồ, kết thúc ở vị trí  9g.


+ Nhanh chóng phết tế bào trên đầu ngắn spatula lên một nửa lam ở kế bên phần kính mờ,  phết tế bào trên đầu dài của spatula lên một nửa lam phía đối diện với phần kính mờ. Phết lam  theo 1 chiều duy nhất. Phết mỏng đều, sao cho chỉ có 1 lớp tế bào.

- Bước 5 : Cố định mẫu và đưa đến phòng xét nghiệm để nhuộm soi.

- Bước 6 : Kết quả xét nghiệm tế bào này sẽ được bác sỹ dựa vào hệ thống Bethesda  để nhận định .  

                                

                                                                                                                              Phiến đồ Pap Smear                          



V. Lưu ý sau khi làm xét nghiệm  

Sau lấy bệnh phẩm, bệnh nhân có thể chảy máu từ âm đạo, tuy nhiên việc này không quá lo lắng, bệnh nhân vẫn có thể lao động bình thường. Trong trường hợp chảy máu nhiều bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, xử trí.

Hiện nay Bệnh viện sản nhi Lào Cai đã tiến hành làm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Pap smear rất tốt, hiệu quả, cho kết quả sớm. Giúp phụ nữ phát hiện sớm những tổn thương tế bào tại cổ tử cung, có biện pháp điều trị kịp thời, để không tổn thương sâu hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ.

CN. Vũ Thị Thu Hiên

                                                                                     

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image