Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 122
  • Hôm nay: 1710
  • Trong tuần: 13 020
  • Tất cả: 1617634
Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi ngoài da cho trẻ

 

Bệnh ngoài da là những bệnh xảy ra trên bề mặt của da với những dấu hiệu dễ nhận biết như: mẩn đỏ, bong tróc, ngứa, đau rát, sưng phù… Những bệnh này làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và đôi khi gây mất thẩm mỹ, thậm chí có thể để lại hậu quả lâu dài. Bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ em. Thời tiết, khí hậu, môi trường sống, ... là những tác nhân thường gặp gây ra bệnh. Để điều trị các bệnh ngoài da này, trẻ sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc bôi ngoài da.     

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da cho trẻ em, vậy để sử dụng làm sao cho đúng cách. Sau đây là hướng dẫn sử dụng các thuốc bôi ngoài da cho trẻ em và một số lưu ý khi sử dụng thuốc.

1. Cách dùng

- Tắm hoặc vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo khu vực da cần sử dụng thuốc được sạch và khô thoáng trước khi bôi.

 - Để an toàn, phụ huynh nên dùng găng tay y tế khi bôi thuốc cho bé (đặc biệt là các thuốc được kê đơn bởi bác sĩ: thuốc chống viêm chứa corticoid, kháng sinh, timolol, …)

- Lấy đúng lượng thuốc cần dùng theo tuổi và phần diện tích da bôi thuốc theo hướng dẫn liều dùng.

- Dàn đều thuốc trên bề mặt da tạo thành một lớp mỏng, mịn, không để thuốc bị vón cục, tập trung tại một chỗ hoặc lớp thuốc quá dày.

- Dùng tay thoa đều cho thuốc dễ thấm vào da. Nếu là khu vực mặc quần áo thì sau khi thoa thuốc, chờ thuốc khô tự nhiên trên da rồi mới mặc quần áo cho trẻ.

 - Cần hạn chế tối đa việc để các khu vực bôi thuốc tiếp xúc với nước để tránh thuốc bị rửa trôi.

 - Nếu được chỉ định chất giữ ẩm cùng với thuốc bôi điều trị, sử dụng chất giữ ẩm trước 30 phút rồi chờ khô tự nhiên, sau đó tiếp tục bôi thuốc điều trị cho trẻ.

- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bôi thuốc trước khi sử dụng liều tiếp theo (nếu có).

 

 

(Một số loại thuốc bôi ngoài da hiện có tại Bệnh viện)

2. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bôi ngoài da cho trẻ

 - Nhiều cha mẹ cho rằng thuốc bôi ngoài da chỉ tác dụng tại nơi bôi mà không thấm qua da và đi vào máu. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thuốc bôi ngoài da hoàn toàn có thể thấm vào da, đi vào máu và gây ra tác động trên toàn cơ thể. Do đó, chúng ta cần thận trọng khi sử dụng thuốc bôi ngoài da cho trẻ.

- Bảo quản xa tầm tay trẻ.

- Không nên để thuốc dính vào mắt, miệng trẻ. Nếu thuốc dính vào mắt hoặc miệng cần rửa sạch ngay với nước.

- Cần quan sát trẻ trong ngày đầu tiên dùng thuốc để phát hiện sớm các dấu hiệu của dị ứng thuốc (nếu có).

- Cần thông tin đến bác sĩ các thuốc khác bé đang dùng (nếu có).

- Liên hệ ngay bác sĩ hoặc dược sĩ nếu có thắc mắc trong quá trình sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ds. Vương Lệ Hà – Khoa Dược - VTYT

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !