Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 23
  • Hôm nay: 616
  • Trong tuần: 11 989
  • Tất cả: 1619913
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quý giá trong những năm tháng đầu đời. Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.

Ảnh minh họa: Internet.

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ

 - Sữa non:

Dưới ảnh hưởng của hormone prolactin và oxytocin, cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất sữa để nuôi bé. Sữa ban đầu được sản xuất được gọi là sữa non. Sữa non có nhiều IgA miễn dịch, tốt cho đường tiêu hóa. Điều này giúp bảo vệ trẻ sơ sinh cho đến khi hệ thống miễn dịch của chính trẻ hoàn thiện.

Sữa non cũng tạo ra một tác dụng nhuận tràng nhẹ, giúp bé nhanh đi phân su và giúp ngăn ngừa sự tích tụ của bilirubin (một yếu tố góp phần trong bệnh vàng da).

Sữa non là một trong những thành phần quan trọng nhất trong sữa mẹ. Loại sữa mẹ được sản xuất trong giai đoạn sau của thai kỳ sẽ đặc hơn, màu vàng nhạt. Sữa non chứa đầy chất dinh dưỡng và kháng thể để cung cấp cho bé chính xác những gì trẻ cần trong những ngày đầu đời. Sau ba ngày hoặc lâu hơn, cơ thể tự nhiên bắt đầu tạo ra sữa trưởng thành.

Trung bình sữa mẹ chứa: 1,1% protein, 4,2% chất béo và 7% carbohydrate; bổ sung 72 calo năng lượng trên 100 gram.

- Protein:

Sữa mẹ chứa hai loại protein: whey và casein. Trong đó, khoảng 60% là whey, 40% là casein. Sự cân bằng của các protein cho phép trẻ tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng. Sữa nhân tạo, còn được gọi là sữa công thức, có tỷ lệ casein lớn hơn. Do đó, bé sẽ khó tiêu hơn.

Khoảng 60 – 80% protein trong sữa mẹ là whey protein. Những protein này có đặc tính chống nhiễm trùng rất tốt. Dưới đây là các protein cụ thể được tìm thấy trong sữa mẹ và lợi ích của chúng.

Lactoferrin: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn phụ thuộc sắt trong đường tiêu hóa. Do đó, nó giúp ức chế một số sinh vật. Chẳng hạn như coliforms và nấm men, là những sinh vật cần sắt.

IgA: IgA cũng có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi virus và vi khuẩn. Nó cũng bảo vệ chống lại vi khuẩn E. coli và nguy cơ dị ứng. Các loại globulin miễn dịch khác có trong sữa mẹ, bao gồm IgG và IgM, cũng giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Ăn cá có thể giúp tăng lượng protein trong sữa mẹ.

Lysozyme: Đây là một loại enzyme bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại E. coli và Salmonella. Nó cũng thúc đẩy sự phát triển của hệ vi khuẩn có ích cho đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, Lysozyme còn có chức năng chống viêm.

Yếu tố Bifidus: Yếu tố này hỗ trợ sự phát triển của lactobacillus. Lactobacillus là một loại vi khuẩn có lợi, bảo vệ em bé chống lại vi khuẩn có hại bằng cách tạo ra môi trường axit khiến các vi khuẩn khác không thể tồn tại.

- Chất béo:

Sữa mẹ cũng chứa các chất béo rất cần thiết cho sức khỏe của bé. Chất béo đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não, hấp thụ các vitamin tan trong chất béo và là nguồn calo chính. Các axit béo chuỗi dài rất cần cho sự phát triển của não, võng mạc và hệ thần kinh. Chúng được tích lũy ở não trong ba tháng cuối của thai kỳ và cũng được tìm thấy trong sữa mẹ.

- Vitamin:

Số lượng và loại vitamin trong sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến lượng vitamin của mẹ. Đây là lý do tại sao các bà mẹ cần có đủ dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin. Các vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K. Tất cả đều quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Các vitamin tan trong nước như vitamin C, riboflavin, niacin và axit pantothenic cũng rất cần thiết.

- Carbohydrate:

Lactose là carbohydrate chính được tìm thấy trong sữa mẹ. Nó chiếm khoảng 40% tổng lượng calo được cung cấp bởi sữa của mẹ. Lactose giúp giảm một lượng lớn vi khuẩn gây hại trong dạ dày. Ngoài ra, nó giúp cải thiện sự hấp thụ canxi, phốt-pho và magiê. Lactose giúp chống lại bệnh tật và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn khỏe mạnh trong dạ dày.

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ có sự kết hợp hoàn hảo của protein, chất béo, vitamin và carbohydrate. Bạch cầu là những tế bào sống chỉ có trong sữa mẹ giúp chống nhiễm trùng. Các kháng thể, tế bào sống, enzyme và hormone làm cho sữa mẹ trở nên lý tưởng.

- Giảm nhiễm trùng:

Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ít bị nhiễm trùng hơn. Ví dụ như nhiễm trùng ở tai, hô hấp và nhiễm trùng ruột. Trẻ cũng ít bị cảm lạnh hơn so với các trẻ không bú sữa mẹ.

- Miễn dịch tốt hơn, chống lại virus và vi khuẩn

Sữa mẹ có chứa immunoglobulins, kháng thể từ người mẹ. Những protein này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, trẻ có thể tự vệ trước các tác động của môi trường.

- Giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ mắc SIDS thấp hơn, cả trong tháng đầu tiên và năm đầu tiên của cuộc đời.

- Giúp trẻ có cân nặng khỏe mạnh

Trẻ bú sữa mẹ có thể có tỉ lệ béo phì thấp hơn so với trẻ bú sữa công thức.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em đối với cả bệnh tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2.

- Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thay đổi

Trẻ em đòi hỏi mức độ dinh dưỡng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong năm đầu đời. Nguồn sữa mẹ sẽ thay đổi một cách tự nhiên để cung cấp phù hợp với nhu cầu của bé.

CN. Lương Thị Mỹ Hường – K. Hỗ trợ sinh sản.

CN. Lương Thị Mỹ Hường – K. Hỗ trợ sinh sản.
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !