Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 109
  • Hôm nay: 1830
  • Trong tuần: 13 139
  • Tất cả: 1617753
Giúp bé gái vượt qua rong kinh tuổi dậy thì – Kiến thức cha mẹ cần biết

1. Rong kinh tuổi dậy thì là gì?

Một chu kỳ kinh nguyệt ở một người phụ nữ khoẻ mạnh thường kéo dài 28 đến 32 ngày. Rong kinh ở tuổi dậy thì là hiện tượng có kinh đúng chu kỳ kéo dài hơn 7 ngày. Ở tuổi dậy thì, tình trạng này khiến các em lo lắng, giảm khả năng tập trung, có thể ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt.

2.Nguyên nhân gây rong kinh tuổi dậy thì

 
 -  Mất cân bằng hormone
Khi một bé gái bắt đầu có kinh nguyệt, hệ thống hormone của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ. Điều đó có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt của trẻ sẽ có thể không đều trong một vài năm. 

Một số nguyên nhân gây mất cân bằng hormone như:

+ Rối loạn chức năng buồng trứng

+ Hội chứng buồng trứng đa nang

+  Béo phì

+ Các vấn đề về tuyến giáp, chẳng hạn như suy giáp.

- Rối loạn chảy máu

- Nhiễm trùng
Bé gái tuổi dậy thì có thể bị nhiễm trùng do các bệnh lây qua đường tình dục, hoặc nhiễm trùng ở các khu vực lân cận, chẳng hạn như vùng chậu.
-Vấn đề về nội tiết
  +  Các polyp trên niêm mạc tử cung.

  +  U xơ tử cung.

3. Các biểu hiện rong kinh thường gặp ở tuổi dậy thì:

- Máu kinh ra ồ ạt, liên tục và kéo dài hơn 5 ngày mà không có dấu hiệu giảm lưu lượng máu.

- Máu kinh ra rất ít từ ngày đầu tiên và kéo dài nhiều ngày sau đó, cảm giác như bị ứ đọng máu, tắc máu.

- Nếu các biểu hiện rong kinh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất máu, thiếu sắt ở nữ giới.

- Một số biểu hiện thiếu máu, thiếu sắt ở tuổi dậy thì: xanh xao, mệt mỏi, mất tập trung, phát triển trí tuệ và thể lực kém. 
                                

4. Mách cha mẹ giải pháp chăm sóc bé gái dậy thì trong thời gian kinh nguyệt
- Cha mẹ cần bổ xung thực phẩm giàu sắt vào khẩu phần ăn cho bé gái đặc biệt trong những ngày hành kinh: Gan lợn, hạt bí đỏ, đậu nành, hải sản, rau bina,…
Nếu các em bị rong kinh mức độ nhẹ, không có biểu hiện thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng thì bố mẹ chỉ cần bổ xung thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn cho con. Nhưng nếu bé gái bị rong kinh kéo dài khiến trẻ thiếu máu, cơ thể suy nhược thì bố mẹ nên cho con đến cơ sở y tế để bác sỹ tư vấn và điều trị.
-         Mẹ cần hướng dẫn bé gái vệ sinh vùng kín đúng cách, dạy con cách thay băng vệ sinh mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt:

          + Rửa tay sạch trước và sau khi vệ sinh vùng kín, thay băng vệ sinh;

          + Lựa chọn băng vệ sinh có chất lượng, an toàn cho sức khỏe;

          + Thay băng vệ sinh sau 3-4 tiếng sử dụng.

         - Mẹ nên lắng nghe, tâm sự với các bé gái nhiều hơn về vấn đề này để con không bỡ ngỡ hay lo sợ mỗi khi đến chu kỳ đến.

          Khi bé gái có các dấu hiệu của rong kinh, cha mẹ nên đưa con đến các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

HS Trịnh Thị Ngân – Khoa Phụ

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !