Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 108
  • Trong tuần: 6 144
  • Tất cả: 1383756
Sức khỏe vị thành niên

Tuổi dậy thì (vị thành niên) là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai sự nghiệp của mỗi người cũng như chất lượng dân số của toàn xã hội.

Tuổi vị thành niên là gì?

- Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn.

- Độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi, chiếm 20% dân số.

- Sức khỏe sinh sản vị thành niên là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên, chứ không chỉ là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó.

Những thay đổi ở tuổi vị thành niên

1. Thay đổi về sinh lý:

 

 

Nữ

Nam

Thời gian

Bắt đầu từ khi 8 – 13 tuổi, trung bình 15 tuổi và hoàn tất khi 13 – 18 tuổi

Bắt đầu khi 10 – 15 tuổi

Phát triển thể chất

– Phát triển chiều cao.

– Phát triển cân nặng.

– Tuyến vú phát triển: núm vú nhô lên rõ hơn, hình thành quầng vú và bầu vú, phát triển đầy đủ sau 18 tháng

– Khung chậu phát triển: khung chậu của nữ tròn và rộng hơn khung chậu của nam, mông to ra.

– Phát triển lông mu.

– Đùi thon.

– Bộ phận sinh dục phát triển: âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển.

– Có kinh nguyệt.

– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.

– Phát triển chiều cao.

– Phát triển cân nặng.

– Phát triển lông mu.

– Thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại.

– Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển.

– Ngực và hai vai phát triển.

– Các cơ của cơ thể rắn chắc.

– Lông trên cơ thể và mặt phát triển, xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục.

- Dương vật và tinh hoàn phát triển.

– Bắt đầu xuất tinh.

– Trái cổ do sụn giáp phát triển.

– Ngưng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện.

Thay đổi sinh lý

Bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Trong khoảng 1 năm đầu khi có kinh, kinh nguyệt không đều và thời gian hành kinh hay đổi

Tinh hoàn hoạt động sinh ra nội tiết sinh dục nam và tinh trùng, biểu hiện xuất tinh, những lần đầu là mộng tinh.

Chú ý: Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng bộ máy sinh dục đã trưởng thành,  các em có khả năng thực hiện quan hệ tình dục, nam có thể làm cho nữ giới  mang thai và nữ có thể có thai và sinh con.

 

2. Thay đổi về tâm lý:

Nguồn hình ảnh: Internet

 

– Tính độc lập: trẻ có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ, chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè để đạt được sự độc lập, muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình. Đôi khi, trẻ có biểu hiện chống đối lại các quan điểm của cha mẹ.

 – Nhân cách: cố gắng khẳng định mình như một người lớn, có hành vi bắt chước người lớn.

 – Tình cảm: chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong mối quan hệ với người khác phái.

 – Tính tích hợp: thu thập thông tin từ cha mẹ, nhà trường, bạn bè, xã hội,... để tạo ra giá trị của bản thân, tạo sự tự tin và cách ứng xử.

 – Trí tuệ: trẻ vị thành niên thường thích lập luận, nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa.

Các nguy cơ hay gặp ở tuổi vị thành niên

Do những thay đổi trên, trẻ vị thành niên dễ bị dụ dỗ, mua chuộc, lừa gạt, xâm hại và dễ bắt chước những thói hư tật xấu.

1. Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn và hậu quả:

1.1. Mang thai sớm ngoài ý muốn:  

- Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ.

- Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sinh dễ phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.

- Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu.

- Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành.

- Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai.

- Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm, dễ chán nản, cảm thấy cách biệt với gia đình và bạn bè.

- Bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội.

- Gánh nặng về kinh tế khi nuôi con.

- Góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số.

- Phá thai có thể đưa đến các tai biến: choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh …

1.2. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.

 

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục

 

2. Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá, ma túy.

Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào?

1. Rèn luyện về kỹ năng sống:

- Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè.

- Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và trách niệm.

- Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao cho phù hợp và điều độ.

- Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng.

2. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục

- Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý cho trẻ:

* Cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn gồm protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột…

* Cần có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người thân và thầy cô giáo.

* Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy…

* Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con, giúp con giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; tôn trọng quyết định của con nếu phù hợp.

 

 

– Nữ:   

* Phải biết cách thực hiện vệ sinh kinh nguyệt (thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian hành kinh). 

* Đến 15-16 tuổi mà không có kinh nguyệt thì phải đi khám.

* Uống viên sắt kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, mỗi tuần uống 01 viên, liên tục 16 tuần trong 01 năm (16 viên/năm) để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt

– Nam: 

* Phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám bệnh kịp thời như hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, vị trí bất thường của lỗ tiểu.

* Không mặc quần lót quá bó sát, chật hẹp

3. Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy

4. Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành

5. Nếu quan hệ tình dục phải thực hiện tình dục an toàn:

- Sống chung thủy với 01 bạn tình.

- Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục để vừa tránh mang thai ngoài ý muốn, vừa tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. 

Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng. Cha mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này để con có bước đệm vững chắc cho giai đoạn trưởng thành sau này.

Vũ Thị Tuyết – Khoa Phụ

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image