Khi bước vào tuổi dậy thì có những thay đổi về tâm sinh lý khiến các bé gái vô cùng lo lắng. Giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì được xem là bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Tuổi dậy thì là lúc cơ thể thay đổi và trở nên giống người lớn, thường bắt đầu sớm nhất khi 8 tuổi và muộn là 13 tuổi.
Những thay đổi ở tuổi dậy thì của bé gái
- Phát triển về chiều cao và cân nặng
- Giọng nói thay đổi
- Ngực phát triển
- Mọc lông mu, lông nách
- Nổi mụn trứng cá
- Kinh nguyệt xuất hiện
Trong đó 2 thay đổi nổi bật nhất của bé gái tuổi dậy thì là:
1. Thay đổi về ngực
- Ngực bắt đầu thay đổi, quầng vú sưng nên. Ngực phát triển đầy đặn hơn, cũng có thể bên to bên bé, có thể thấy đau hơn. Tất cả những thay đổi này đều là sinh lý bình thường, bạn không nên lo lắng quá.
2. Xuất hiện kinh nguyệt
- Tuổi dậy thì mỗi tháng cơ thể bạn sẽ chuẩn bị cho một kì kinh nguyệt báo hiệu cho buồng trứng để giải phóng trứng vào mỗi tháng. Đồng thời niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển và dầy lên.
- Kinh nguyệt sẽ kéo dài 3-7 ngày,có thể đều hoặc không đều theo tháng.
- Khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt có thể đau bụng dưới và lưng.
Hướng dẫn vệ sinh kinh nguyệt đúng cách
- Đi lại, làm việc nhẹ nhàng. Không vận động quá sức như bơi lội, đẩy tạ.
- Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như thịt, trứng, tránh các chất kích thích như rượu, bia.
- Các mẹ cần hướng dẫn bé gái vệ sinh kinh nguyệt đúng cách như 3-4 tiếng thay băng vệ sinh một lần, mỗi lần thay băng vệ sinh phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch sau đó lau khô rồi mới đóng BVS,tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
- Bên cạnh đó, cần hướng dẫn bé gái cách phòng tránh bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục.
Những thay đổi ở cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì dễ gây ra tâm lý lo lắng, e ngại ở bé gái. Vì vậy, các bậc phụ huynh, đặc biệt là mẹ phải là người bạn đồng hành, quan tâm, chia sẻ, lắng nghe tâm tư của trẻ, cùng con yêu vượt qua giai đoạn này.
Nếu các mẹ thấy có sự phát triển bất thường ở bé gái, cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để được bác sỹ thăm khám và tư vấn kịp thời.
Nữ hộ sinh: Mai Thị Hiền – Khoa chẩn đoán hình ảnh