Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 100
  • Trong tuần: 6 136
  • Tất cả: 1383748
Chửa trứng là gì?

 

Chửa trứng là bệnh của trung sản mạc do các gai rau thoái hóa tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chùm nho, là bệnh của nguyên bào nuôi. Chửa trứng đa số là lành tính nhưng nếu không theo dõi và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm.

1. Chửa trứng chia làm 2 loại:

- Chửa trứng hoàn toàn: Không có tổ chức thai nhi. Các gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh.

- Chửa trứng bán phần: Có thai nhi hay 1 phần thai nhi. Phần lớn gai rau biến thành túi nước, còn 1 phần gai rau bình thường.

 


         2. Biểu hiện của chửa trứng như thế nào?

- Người bệnh có hiện tượng chậm kinh.

- Rong huyết: Đây là triệu chứng quan trọng đầu tiên. Máu ra ở âm đạo tự nhiên, máu sẫm đen hoặc đỏ loãng, ra kéo dài.

- Nghén nặng:  nôn nhiều, đôi khi phù, có protein niệu.

- Thai phụ có cảm giác bụng to nhanh.

- Tử cung to, không tương xứng với tuổi thai, mật độ mềm, thường tử cung to hơn so với tuổi thai.

- Không thấy thai máy.

- Có thể có dấu hiệu tiền sản giật.

- Có thể có triệu chứng: Nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, run tay, tuyến giáp to,…

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ chửa trứng

Có nhiều yếu tố làm tăng  nguy cơ đối với thai trứng, cần lưu ý:

-  Tuổi sinh sản: nhỏ hơn 20 hoặc lớn hơn 35.

-  Đã từng mang thai trứng.

-  Đã từng bị sảy thai.

- Thiếu vitamin A.

Lời khuyên dành cho tất cả chị em phụ nữ để phòng chửa trứng và tránh những nguy hiểm do chửa trứng gây ra. Phụ nữ không nên kết hôn, sinh đẻ sớm trước 20 tuổi hoặc sinh con sau 35 tuổi. Đồng thời luôn duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp, lối sống lành mạnh để giảm thiểu nhất có thể những nguy cơ khi mang thai. Và nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường khi mang thai cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

HS Hoàng Thu Hương, Nguyễn Thị Vân - Khoa Phụ