Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 29
  • Trong tuần: 6 065
  • Tất cả: 1383677
Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu

 

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus Influenza, dễ phát thành dịch lớn. Biểu hiện lâm sàng là sốt, nhức đầu, đau mình mẩy, hắt hơi, chảy nước mũi và kiệt sức. Bệnh gây ảnh hưởng tại đường hô hấp trên và dưới, thông thường diễn biến tự khỏi nhưng có một số trường hợp có biến chứng nặng, chủ yếu tại phổi, có thể gây tử vong.

Vì sao bà bầu dễ bị cảm cúm                                                                                           

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi như nội tiết tố, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng của họ suy giảm, cơ thể nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể khiến cho mẹ bầu cũng có những thay đổi nhất định. Đặc biệt, mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh cũng khiến mẹ dễ bị cúm. Việc tiếp xúc với những người đang bị cúm cũng khiến mẹ bị lây nhiễm chéo do virus gây cúm từ nước bọt, đờm của người bệnh thông qua không khí, lây nhiễm sang người bình thường.

 

Nguồn hình ảnh Internet

Bệnh cúm ở bà bầu cũng có nguy cơ biến chứng cao hơn những người khác. Nếu không được chữa trị sớm, mẹ dễ bị viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể gặp một số biến chứng như nhiễm trùng máu dẫn đến giảm huyết áp, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm nội tâm mạc… Tuy nhiên những biến chứng này ít xảy ra hơn.

Bệnh cúm ở bà bầu xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa đông là thời điểm mẹ dễ mắc bệnh nhất. Những lúc thời tiết chuyển mùa mẹ cũng nên chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh cúm.

Biểu hiện bà bầu mắc cảm cúm

Nghẹt mũi, chảy nước mũi;

Viêm họng;

Ho khan;

Một số trường hợp kèm theo sốt vừa phải; Đau nhức cơ; Mệt mỏi

Các triệu chứng cúm có thể xuất hiện trong 2 – 3 ngày hoặc có thể kéo dài đến 1 – 2 tuần tùy vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi người. Bà bầu bị cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng dài hơn so với người bình thường

Cúm ở bà bầu ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của thai nhi

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, một số chủng virus cúm có khả năng khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như: Sứt môi, sinh non, đục thuỷ tinh thể hoặc thai chết lưu.

Bệnh cảm cúm ở bà bầu thường là lành tính, tuy nhiên, nó cũng có thể biến chứng nặng và gây nguy hiểm, đặc biệt là ở thai phụ có bệnh lý mạn tính về hô hấp và tim mạch hay suy giảm miễn dịch.

Bị cảm cúm, mẹ bầu có được uống thuốc?

 Với người thông thường, khi bị cúm chỉ cần uống thuốc trị cảm cúm đơn giản là được nhưng với mẹ bầu, việc sử dụng thuốc lại gặp khó khăn hơn vì có nhiều loại thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ.

Để được điều trị cúm sớm nhất và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đi khám để được bác sỹ kê đơn, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Đặc biệt, nếu có ý định mang thai, chị em phụ nữ nên tiêm phòng cúm vì đây được cho là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay.

                                                               Vũ Thị Thu Huyền – K.Phụ