Những
tháng đầu tiên của thai kì là thời gian quan trọng nhất và cần phải chú ý nhất
vì đây là thời điểm thai nhi được hình thành và bắt đầu phát triển trong buồng
tử cung của người mẹ. Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng tới thai nhi và một
trong số đó là dọa sảy thai.
Dọa sảy thai là gì?
Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát
triển trong buồng tử cung, nhưng kèm thêm các dấu hiệu bất thường khác như đau
bụng và ra máu. Dọa sảy thai thường xảy ra ở những tuần đầu của thai kì cho đến
hết tháng thứ ba. Đối với thai nhi đây là một điểm báo nguy hiểm, mẹ bầu cần tự
trang bị cho mình kiến thức để đối phó trước tình huống này.
Các dấu hiệu dọa xảy thai mà mẹ
bầu cần lưu ý:
- Dấu hiệu đầu tiên của dọa sảy thai là mẹ bầu bị đau bụng
râm râm, hoặc có cơn đau dữ dội tùy theo từng trường hợp khác nhau.
- Dấu hiệu thứ hai, mẹ bầu có thể bị mỏi ở vùng thắt lưng
sau đó sẽ xuất hiện hiện tượng ra máu ở tử cung có thể là máu màu nâu hoặc màu
đỏ tươi.
- Các mẹ bầu đặc biệt lưu ý các dấu hiệu dọa sảy thai sau
đây: Đôi khi có những mẹ bầu bị bong rau dọa sảy nhưng lại không xuất hiện bất
cứ biểu hiện gì cả, thuộc diện bong rau kín, máu chưa thoát ra ngoài tử cung được
và chỉ có thể phát hiện được khi thực hiện siêu âm. Vậy nên, nếu mẹ bầu thấy có
những biểu hiện như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng,
có thể có hiện tượng ra máu khi mang thai hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở
âm đạo. Mẹ bầu nên nghĩ đến dấu hiệu dọa sảy thai để phát hiện sớm và có biện
pháp an thai kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến dọa sảy
thai
Nguyên nhân từ người mẹ:
- Mẹ bầu bị bệnh tiểu đường,
cao huyết áp, bệnh tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết, sốt cao…
- Mẹ bầu lớn tuổi, thiếu
hocmon.
- Mẹ bầu có những bất thường ở
tử cung: u xơ tử cung, dị dạng tử cung, tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng,
hở eo tử cung, niêm mạc tử cung mỏng…
- Mẹ bầu mắc bệnh phụ khoa như:
viêm nhiễm cổ tử cung, tử cung tăng co khác thường, ung thư cổ tử cung…
- Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm.
- Mẹ bầu suy nhược
cơ thể, khí huyết bị suy nhược: khi làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi
không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất vì chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân từ thai nhi
- Đa thai, đặc biệt là thai thụ tinh trong ống nghiệm.
- Nhiễm khuẩn ối, ối vỡ non.
- Thai nhi dị dạng.
- Thai nhi bị yếu tố bên ngoài tác động như va đập mạnh.
- Thai nhi kém phát triển trong buồng tử cung, thai nhi
phát triển không có đủ dinh dưỡng…
Điều trị khi dọa sảy thai
- Mẹ bầu nên nghỉ
ngơi tuyệt đối để đảm bảo các cơ quan sinh sản nhất là tử cung không bị kích
thích trong thời gian này.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý đủ dưỡng chất. Nên ăn nhẹ
và bổ sung thêm các loại hoa quả, rau tươi để phòng ngừa chống táo bón.
- Bổ sung vitamin E, vitamin B6, sắt, acid folic…
- Sử dụng thuốc giảm co dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị nội tiết và sử dụng kháng sinh nếu cần thiết.
- Tìm nguyên nhân dẫn đến việc dọa sảy để có hướng điều
trị thích hợp nhất.
Cách phòng tránh
- Khám và điều trị các bệnh phụ khoa trước khi có ý định
mang thai.
- Khám thai định kỳ phát hiện sớm những nguy cơ từ cả
phía mẹ và phía thai nhi.
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt nghỉ
ngơi hợp lý…
Nếu thấy xuất hiện các triệu trứng trên trong thời gian
mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ hãy đến ngay các cơ sở y tế
chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc tất cả các mẹ bầu sẽ
có một thai kì khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông.
Hộ sinh Nguyễn Thị Vân – Khoa
Phụ