Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 27
  • Hôm nay: 82
  • Trong tuần: 6 989
  • Tất cả: 1627632
Những điều cơ bản cần biết về thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là gì ?

Thai ngoài tử cung là khi thai làm tổ và phát triển ngoài nội mạc tử cung. Hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung ở vòi trứng, loa, bóng, eo hoặc kẽ. 5% xảy ra ở các vị trí khác như : buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc sẹo mổ lấy thai cũ.

Diễn biến của thai ngoài tử cung theo 3 hướng sau : Sảy qua loa vòi trứng ; thoái triển tự nhiên ; vỡ vòi trứng gây chảy máu trong ổ bụng đây là một cấp cứu cần phải phẫu thuật ngay.


Hình ảnh thai ngoài tử cung qua siêu âm

Nhưng ai có yếu tố nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Phụ nữ có tiền sử thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu, tiền sử phẫu thuật vòi trứng, phẫu thuật vùng bụng và vùng chậu trước đó ; phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản đều tăng yếu tố nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Triệu chứng của thai ngoài tử cung

- Chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt: Đại đa số thai ngoài tử cung có dấu hiệu chậm kinh. Tuy nhiên, một số trường hợp có kinh nguyệt không đều rất khó dự đoán ngày hành kinh hoặc ra máu âm đạo bất thường trước thời điểm kinh nguyệt cũng cần phải lưu ý.

- Ra huyết âm đạo: Bất thường về thời gian ra máu như trước hoặc sau ngày dự kiến hành kinh, ra máu kéo dài. Bất thường về tính chất của máu như máu màu đỏ sáng hoặc sẫm hoặc loãng hơn bình thường.

- Đau bụng vùng chậu : Thường đau ở vị trí chỗ thai làm tổ ngoài tử cung, đau vùng bụng dưới đôi khi đau bụng kèm theo mót rặn.

- Có thể toát mồ hôi, chóng mặt hoặc ngất xỉu trong trường hợp khối thai ngoài tử cung bị vỡ.

Cách thức điều trị khi phát hiện thai ngoài tử cung

- Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước nhỏ bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu.

- Nếu thai có kích thước lớn (khoảng trên 3cm) sẽ được phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

- Nếu chậm chễ dẫn tới khối thai bị vỡ khiến người mẹ lâm vào tình trạng sốc mất máu, mệt mỏi, choáng váng, khó thở cần nhanh chóng đưa người bệnh nhập viện để mổ cấp cứu ngay.


Hình ảnh thai ngoài tử cung bị vỡ

Một số biện pháp hạn chế tình trạng thai ngoài tử cung

Để hạn chế mang thai ngoài tử cung, các chị em nên:

  - Vệ sinh vùng kín thường xuyên, đúng cách, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

  - Tình dục lành mạnh, tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Mang thai ngoài tử cung có thể gặp ở bất kỳ chị em phụ nữ nào. Hiện nay chưa có biện pháp phòng thai ngoài tử cung, vậy nên ngoài việc áp dụng các cách hạn chế trên, chị em cần khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và xử trí.

Ths. Bs Trần Thị Duyên – Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản

Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !