Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 30
  • Hôm nay: 85
  • Trong tuần: 6 993
  • Tất cả: 1627636
Thai chết lưu – Những điều mẹ bầu cần chú ý

Thai chết lưu là gì?

       Thai chết lưu là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48h.

 

Nguồn hình ảnh Internet

Nguyên nhân thai chết lưu

Ø  Dị tật bẩm sinh;

Ø  Dây rốn bất thường;

Ø  Nhau thai, nguồn nuôi dưỡng thai bị bất thường;

Ø  Bệnh lý ở người mẹ như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp,..;

Ø  Thai chậm tăng trưởng trong tử cung;

Ø  Suy dinh dưỡng bào thai;

Ø  Nhiễm trùng trong thai kỳ;

Ø  Tiếp xúc với các tác nhân môi trường như thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide;

Ø  Cá nhân hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh lý đông máu;

Ø  Các nguyên nhân khác: stress trong thời kỳ mang thai, hút thuốc lá hoặc cần sa.

Triệu chứng thai chết lưu

Ø Cử động thai giảm, không còn cảm nhận thai máy của thai nhi sau 28 tuần;

Ø Tim thai bất thường lúc siêu âm, không còn nghe thấy tim thai;

Ø Các dấu hiệu mang thai bình thường như ốm nghén, thèm ăn giảm sút;

Ø Bụng co cứng, nặng nề;

Ø Xuất huyết âm đạo;

Ø Ngực tự động tiết sữa non, bầu vú không còn căng;

Ø Vỡ nước ối bất ngờ dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ;

Ø Chóng mặt;

Ø Sốt cao;

Ø Đau lưng dữ dội.

Đối tượng nguy cơ bệnh thai chết lưu

Ø Từng bị thai chết lưu;

Ø Lạm dụng rượu hoặc ma túy;

Ø Hút thuốc lá;

Ø Béo phì;

Ø Dưới 15 tuổi hoặc trên 35 tuổi.

Phòng ngừa bệnh thai chết lưu

- Trước khi mang thai:

Ø  Khám sức khỏe tổng quát để sớm phát hiện và điều trị các vấn đề có thể gây ảnh hưởng xấu lên thai kỳ;

Ø  Điều trị các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, ...

Ø  Duy trì cân nặng hợp lý.

- Trong suốt thai kỳ:

Ø  Ngưng hút thuốc;

Ø  Tránh rượu, bia và thuốc trong suốt thời kỳ mang thai vì những chất có trong rượu, bia và thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, gây sảy thai và thai chết lưu;

Ø  Chú ý đến những dấu hiệu tiền sản, đếm cử động thai để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi tốt nhất;

Ø  Đảm bảo cân nặng hợp lý trong thời kỳ mang thai;


Nguồn hình ảnh từ Internet

Ø  Bảo vệ chính bản thân, tránh nhiễm trùng và hạn chế các loại thực phẩm nghi ngờ về chất lượng hay hạn sử dụng;

Ø  Báo với bác sĩ nếu có các dấu hiệu thai chết lưu như xuất huyết âm đạo bất thường hoặc cơn đau bụng bất thường trong ngày;

Ø  Thăm khám bác sĩ nếu có bất kỳ dị ứng hoặc khó khăn nào khác trong quá trình mang thai;

Ø  Khám thai đầy đủ để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của thai;

Ø  Áp dụng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng;

Ø  Tăng lượng hấp thu axit folic khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh;

Ø  Cẩn thận khi đi lại để tránh tai nạn ngã té, tránh mang giày cao gót và đeo dây an toàn khi đi trong xe hơi.

HS Trịnh Thị Ngân – Khoa Phụ

Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !