Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 38
  • Trong tuần: 6 074
  • Tất cả: 1383686
Tiền sản giật trong thai kỳ

1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.

2. Triệu chứng tiền sản giật cần lưu ý?


- Tăng huyết áp: Huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg;

- Protein niệu: lượng protein lớn hơn 0,3g/l/24 giờ hoặc trên 0,5g/l/ mẫu nước tiểu ngẫu nhiên;

- Phù trắng mềm, ấn lõm toàn thân, phù từ buổi sáng, kê cao chân không hết. Nặng có thể phù tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng), phù não.

Triệu chứng khác

- Thiếu máu: Mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt;

- Dấu hiệu tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, hạ sườn phải;

- Dấu hiệu thần kinh: Đau vùng chẩm, thuốc giảm đau không đỡ, lờ đờ;

- Dấu hiệu thị giác: Hoa mắt chóng mặt, sợ ánh sáng, giảm thị lực;

3. Nguyên nhân gây tiền sản giật

- Rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus trước đó;

- Có người thân trong nhà như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột... bị tiền sản giật;

- Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ;

- Phản xạ trong căng tử cung trong đa thai, thai to;

- Thiếu máu cục bộ tử cung - nhau thai.

 

4. Các yếu tố nguy cơ?

- Đa thai, đa ối;

- Mẹ sinh con khi trên 35 tuổi, dưới 18 tuổi hoặc mẹ hút thuốc lá;

- Mang thai vào mùa lạnh ẩm;

- Chửa trứng, biểu hiện tiền sản giật thường biểu hiện sớm;

- Thai nghén ở phụ nữ đái tháo đường, tăng huyết áp mạn tính, béo phì;

- Tiền sử có tiền sản giật - sản giật ở lần mang thai trước.

5. Biến chứng của tiền sản giật

- Biến chứng gây ra cho mẹ:

+ Hệ thần kinh trung ương sản giật: Phù não, xuất huyết não - màng não;

+ Mắt: Phù võng mạc, mù mắt;

+ Thận: Suy thận cấp;

+ Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan;

+ Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp (gặp trong tiền sản giật nặng);

+ Huyết học: Rối loạn đông - chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, giảm tiểu cầu;

+ Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn.

- Biến chứng gây ra đối với thai nhi:

 + Thai chậm phát triển trong tử cung ;

+ Thai chết lưu trong tử cung;

+ Đẻ non do tiền sản giật nặng;

Đặc biệt, tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP : Tan huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu.

Thời gian qua, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận và điều trị kịp thời nhiều trường hợp sản phụ có yếu tố nguy cơ tiền sản giật tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm liên quan đến thai nghén, có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường cho cả mẹ và con. Chính vì vậy các mẹ bầu cần khám và theo dõi thai kỳ thường xuyên. Nếu gặp các biểu hiện bất thường cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bác sỹ Trần Thị Mỹ - K. Sản