Thời điểm tốt nhất để phun thuốc diệt muỗi phòng bệnh truyền nhiễm
Phun thuốc diệt muỗi là biện pháp hữu hiệu để loại trừ muỗi, bảo vệ sức khỏe con người trước những bệnh lây truyền do muỗi gây ra như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản... Phun thuốc diệt muỗi đúng cách, đúng thời điểm sẽ mang lại kết quả cao và an toàn với sức khỏe cộng đồng.
Nên phun thuốc muỗi vào lúc nào?
Thời điểm nhiều muỗi nhất trong năm là mùa mưa. Mùa mưa là thời điểm thời tiết ẩm ướt, nước mưa dễ đọng xung quanh khu vực sinh sống của con người, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển. Muỗi thường đẻ trứng trong các vũng nước đọng, ao tù, mương máng... Khi thời tiết ẩm ướt, trứng muỗi sẽ nhanh chóng nở thành ấu trùng và phát triển thành muỗi trưởng thành.
Ngoài ra, muỗi cũng xuất hiện nhiều vào mùa xuân. Mùa xuân là thời điểm thời tiết ấm áp, thích hợp cho muỗi sinh sản. Tại Việt Nam, thời điểm nhiều muỗi nhất trong năm thường là từ tháng 5 đến tháng 10, trùng với mùa mưa và mùa xuân.
Ngoài thời tiết, muỗi cũng xuất hiện nhiều ở những khu vực có nhiều bụi rậm, ao hồ, nơi có nhiều rác thải. Muỗi thường hoạt động mạnh vào ban đêm, đặc biệt là vào khoảng thời gian từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng.
Giờ hoạt động của mỗi loại muỗi khác nhau. Loài muỗi Aedes gây bệnh sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào đầu buổi sáng. Do đó thời gian phun thuốc diệt muỗi sốt xuất huyết hiệu quả nhất là vào buổi sáng và trước khi mặt trời lặn. Hạn chế phun thuốc khu vực khuôn viên những lúc nắng nóng và khi có nhiều sương mù.
Theo các chuyên gia Y tế, với loài muỗi trong nhà nên phun vào sáng sớm đến 10h sáng hoặc khi chạng vạng tối trong điều kiện không mưa, ít gió. Đây là thời gian chúng hoạt động mạnh nhất để việc phun thuốc đạt kết quả tối ưu.
Các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc:
Nhiệt độ cao: Nhiệt độ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Nhiệt độ môi trường cao làm biển đổi các thành phần trong thuốc dẫn đến tác dụng thuốc bị giảm.
Độ ẩm: Độ ẩm cao khiến các bề mặt phun bị ẩm làm cho sự thẩm thấu của thuốc giảm.
Mưa: Mưa làm rửa trôi một lượng thuốc lớn khi phun ở bên ngoài. Vì vậy bạn nên xem thời tiết trước khi phun. Không nên phun thuốc bên ngoài vào ngày mưa.
Kỹ thuật phun thuốc:
Đa số muỗi đậu trên tường vách ở độ cao từ 2m trở xuống vì vậy khi phun lên tường, vách, cây bạn chỉ cần phun thuốc từ 2m trở xuống để tính kiệm chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả.
Phun thuốc lên các khu vưc như: gầm bàn, gầm ghế, bụi cây, bề mặt tường, hệ thống cống rãnh, khu vực có đèn chiếu sáng ban đêm…
Một số lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi:
Trước khi phun thuốc diệt muỗi cần di chuyển người, vật nuôi, quần áo và dụng cụ chế biến thức ăn, cất gọn đồ dùng, trang thiết bị của mình và nên tìm các tấm vải sạch, nilong để che phủ và thu dọn đồ dùng của mình. Tránh trường hợp thuốc sẽ bắn nên đồ dùng và thiết bị.
Trong khi phun thuốc muỗi ra khỏi nhà hoặc khu vực đang phun thuốc muỗi. Không ăn uống, hút thuốc gần khu vực đang phun thuốc, luôn mang khẩu trang khi các nhân viên đang phun hoá chất. Tuyệt đối không đi theo sau nhân viên phun thuốc.
Sau khi phun thuốc diệt muỗi, chỉ vào nhà sau khi phun thuốc diệt muỗi ít nhất 30 phút để thuốc khô và tránh hít phải hơi thuốc. Đối với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch nên ở ngoài từ 1 – 2 giờ rồi mới vào nhà. Lưu ý rửa lại các vật dụng bằng nước xử dụng trong ăn uống. Dùng khăn thấm nước lau lại sàn nhà, mặt bàn, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng nước sạch 2 lần.
Mặc dù thuốc diệt muỗi tương đối an toàn, tuy nhiên một số người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp các biểu hiện như: đỏ mắt, ho, buồn nôn, hắt hơi, mẩn ngứa...Khi gặp trường hợp này, bạn có thể rửa bằng nước sạch nhiều lần, nếu không đỡ cần đến cơ sở y tế.
Ngoài tác động đến muỗi, thuốc diệt muỗi có thể ảnh hưởng đến các loại côn trùng và vật nuôi khác như kiến, gián, ong, chim, tằm...
Biện pháp phun thuốc muỗi thường có tác dụng từ 3 đến 6 tháng tùy theo liều lượng, địa bàn và thời tiết lúc phun mà thuốc diệt muỗi… Do đó, để ngăn ngừa sốt xuất huyết, bạn cần áp dụng những phương pháp diệt muỗi không dùng hóa chất khác.
Hiện nay để đảm bảo phòng dịch bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra tại bệnh viện Sản Nhi đã thực hiện phun thuốc muỗi trong toàn bệnh viện, để bệnh nhân và người nhà yên tâm điều trị.
Phun thuốc muỗi tại các khoa, phòng Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai
Nguồn: Sưu tầm