Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 134
  • Trong tuần: 6 170
  • Tất cả: 1383782
Các kỹ thuật phát hiện lồng ruột ở trẻ em

 

Ở trẻ em lồng ruột là tình trạng mà đoạn ruột phía trên chui vào lòng đoạn ruột ở phía dưới thường là ruột non. Nếu không được điều trị kịp thời thì đoạn ruột bị lồng sẽ bị hoại tử, dẫn tới thủng ruột và gây nhiễm trùng ổ bụng.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh lồng ruột ở trẻ em

1. Siêu âm

- Là một phương pháp đơn giản dễ làm không phức tạp và có thể làm đi làm lại nhiều lần để kiểm tra sau bơm hơi tháo lồng.

-  Qua siêu âm: Thấy các quai ruột giãn chứa nhiều dịch và phân, có dịch cạnh các quai ruột giai đoạn muộn có dịch Douglas.

Thấy hình ảnh khối lồng điển hình là các quai ruột xếp lớp đồng tâm đường kính trên 25mm có dạng  “Bánh xe”  hay  “Bia bắn”  thường ở hạ sườn phải tương ứng  vị trí nối manh tràng và hồi tràng.

2. Chụp XQ ổ bụng tư thế đứng

 Có thể thấy hình mức hơi, mức dịch ở đoạn ruột phía trên vị trí tắc, đoạn ruột sau vị trí tắc sẽ bị xẹp

3. Chụp cắt lớp ổ bụng 

- Thấy hình khối lồng là những vòng tròn đồng tâm dạng “ Bia bắn” nằm ở vị trí giữa ổ bụng.

- Thụt tháo phân và chụp khung đại tràng qua đường  hậu  môn sẽ thấy  lưu thông ruột dừng lại ở  vị trí khối  lồng  có hình “Càng cua” hay hình “ Đáy chén”

Một số hình ảnh XQ và siêu âm điển hình của lồng ruột trẻ em hay gặp

 

Xquang của trẻ  14 tháng tuổi

(Chụp khung đại tràng thụt thuốc cản quang qua đường hậu môn thuốc dừng lại ở vị trí  đại tràng ngang hình khuyết thuốc có dạng “Đáy chén”do khối lồng hồi manh tràng bít kín lòng của đại tràng ngang

 

 

Lồng ruột  trên siêu âm

Hình ảnh khối lồng trên lớp cắt ngang có hình ảnh giống như “Bia bắn”

 

Các phương pháp điều trị trẻ lồng ruột tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai

1.  Bơm  hơi  tháo  lồng là phương pháp hay làm và có hiệu quả với  bệnh nhân đến sớm

- Sau bơm hơi tháo lồng bệnh nhân được siêu âm ổ bụng kiểm tra khối lồng đã được tháo ra chưa, Với những khối lồng nằm ở vùng hồi manh tràng và bệnh nhân đến sớm thì phương pháp này có hiệu quả rất tốt và sẽ  khó khắn hơn với các khối lồng sâu nằm ở vùng hạ sườn trái.

2.  Phẫu  thuật tháo lồng 

- Đây là phương pháp  áp  dụng với  bệnh nhân đến muộn hoặc khối lồng ở sâu và lồng chặt.

- Đặc biệt, nếu bệnh nhân đến quá muộn ruột hoại tử sẽ phải cắt đoạn ruột hoặc làm hậu môn nhân tạo quá trình điều trị kéo dài và tốn kém.

Lồng  ruột là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em độ tuổi còn đang bú mẹ và ở những trẻ  bụ bẫm và hay chạy nhảy. Vậy nên khi nào thấy trẻ khóc cơn, ưỡn bụng, vã mồ hôi, đi ngoài phân có nhày máu nên đưa trẻ tới khám để được tư vấn và điều  trị sớm tránh để lại những di chứng về sau.

BSCKI. Đỗ Quốc Lập – K. CĐHA

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image