Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 90
  • Trong tuần: 6 126
  • Tất cả: 1383738
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

1. Định nghĩa:

Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày. Trẻ đi ngoài phân lỏng tóe nước, số lần đi ngoài trong một ngày nhiều hơn bình thường so với tuổi. Thường trên 3 lần một ngày.

Tiêu chảy cấp có thể khiến trẻ bị mất nước, suy dinh dưỡng (Ảnh sưu tầm Internet)

2. Nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ em

- Vius: Rotavirus là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng trẻ em   Ngoài ra còn gặp một số loại vius khác như: Adeno vius, Norwalk vius.

- Vi khuẩn:

+ Coli đường ruột Escherichia

+ Trực trùng lỵ

+Salmonella không gây thương hàn

+Campylobcter jejun

- Ký sinh trùng

Rota virus là 1 trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ

 

3. Cách chăm sóc

Trước hết cần phải đánh giá mức độ mất nước khi trẻ bị tiêu chảy

3.1. Không có dấu hiệu mất nước

- Chỉ có đi ngoài phân lỏng, nước nhiều lần trong ngày

- Chưa có dấu hiệu mất nước

* Chăm sóc và theo dõi tại nhà bằng cách cho trẻ uống dung dịch ORS

3.2. Mất nước nhẹ, vừa

Có từ 2 dấu hiệu lâm sàng sau:

- Trẻ kích thích, vật vã

- Uống háo hức

- Mắt trũng

- Miệng, lưỡi khô

- Nếp véo da bụng mất chậm < 2 giây

* Chăm sóc và theo dõi tại cơ sở y tế bằng cách cho trẻ uống dung dịch ORS trong vòng 4 giờ.

3.3. Mất nước nặng

Có từ 2 dấu hiệu lâm sàng sau:

- Trẻ li bì, lơ mơ, hôn mê

- Uống kém hoặc không uống được

- Mắt rất trũng

- Miệng, lưỡi rất khô

- Nếp véo da bụng mất rất chậm > 2 giây

* Chăm sóc và theo dõi tại bệnh viện bằng cách truyền dịch nước và điện giải.

3.4. Cách pha và sử dụng dung dịch ORS

* Cách pha gói ORS

- Loại to: pha cả gói ORS với 1 lít nước đung sôi để nguội

- Loại nhỏ: pha cả gói với 200 ml nước đun sôi để nguội

Chú ý: phải pha đúng với số lượng nước theo quy định, không được pha nửa lượng nước với nửa gói ORS

* Cách cho uống dung dịch ORS

- Dung dịch ORS sau khi pha chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ

- Cho trẻ uống từ từ, uống theo nhu cầu, uống đến khi trẻ hết dấu hiệu khát nước

- Sau mỗi lần đi ngoài cho trẻ uống nhiều hơn.

3.5. Theo dõi

Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây phải đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời:

- Trẻ đi ngoài nhiều hơn

- Nôn nhiều

- Bụng chướng

- Đi ngoài phân có máu

- Sốt cao, co giật

- Dấu hiệu mất nước nặng hơn

- Có các bệnh nhiễm trùng kèm theo: viêm phổi, viêm tai giữa cấp, …

4. Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý 1 số vấn đề dưới đây:

4.1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu, không  cho ăn dăm quá sớm.

4.2. Cải thiện tập quán cho trẻ ăn dặm

- Cho trẻ ăm dặm khi đủ 6 tháng,

- Ăn đủ chất,

- Chế biến bảo quản thức ăn hợp vệ sinh.

- Không ăn thức ăn ôi thiu.

4.3. Đảm bảo vệ sinh

-  Sử dụng nguồn nước sạch

- Rửa tay bằng xà hòng sau khi đi ngoài, thay tã lót cho trẻ, trước khi làm thức ă, cho trẻ ăn, chăm sóc  trẻ.

-  Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ bị tiêu chảy.

4.4. Tiêm phòng vaccin Rotavirus: Tiêm trước 6 tháng tuổi.

4.5. Tiêm phòng vaccin sởi: Trẻ em bị sởi hoặc khi khỏi dễ bị mắc tiêu chảy.

 

Tiêu chảy cấp là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, nếu được phát hiện, theo dõi, chăm sóc, điều trị, phòng bệnh tốt bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn, nếu không trẻ có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong do đó các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý và đưa trẻ đi khám kịp thời.

ĐD: Trần Thị Tuyết- Khoa Truyền Nhiễm 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image