Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 103
  • Hôm nay: 1798
  • Trong tuần: 13 107
  • Tất cả: 1617721
Cách sơ cứu cho bé khi bị bỏng lửa, nước sôi

 

    Bỏng là 1 cấp cứu ngoại khoa. Khi bị bỏng, nếu không được sơ cứu tốt, chăm sóc đúng và cấp cứu kịp thời người bệnh có thể để lại di chứng, thậm chí dẫn đến tử vong do sốc. Đối với những nhà có con nhỏ chỉ cần một phút sơ sẩy của người lớn cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng cho bé.

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp các bậc cha,mẹ sơ cứu khẩn cấp cho con nếu chẳng may bỏng lửa hoặc bỏng nước sôi.

1. Cách sơ cứu khi bị bỏng lửa

- Đầu tiên nên dùng nước hoặc cát, áo khoác, chăn hoặc vải bọc kín … để dập tắt lửa cháy.

- Xé bỏ phần áo quần đang cháy âm ỉ.

- Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.

Nguồn hình ảnh sưu tập

- Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.

- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

2. Cách sơ cứu khi bị bỏng nước sôi

- Nhanh chóng để vùng bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng tránh các viêm nhiễm.

- Dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng.

- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian chăm sóc tại nhà da vùng bỏng có thể tự liền lại nhưng nếu vết bỏng ở diện tích rộng, nặng hơn thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

3. Lưu ý khi bị bỏng

- Rất nhiều người cho rằng khi bị bỏng thì nhanh chóng bôi kem đánh răng vào vết bỏng để làm dịu và trị bỏng nhưng đó là suy nghĩ sai lầm, tuyệt đối không được bôi bất cứ thứ gì vào vết bỏng như muối, mỡ trăn, kem đánh răng … điều này sẽ khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, dễ bị viêm nhiễm nặng hơn.

- Không dùng đá để làm mát vết bỏng, điều này khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn, vùng da vừa bị bỏng thì bị lạnh đột ngột tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.

- Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.

- Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép … trước khi vết bỏng bị sưng nề.

4. Cách phòng tránh bỏng lửa, nước sôi

- Để những thứ gây bỏng như nước sôi, phích nước, bao diêm bật lửa … ở xa tầm với của trẻ, không để giữa đường đi khiến người khác va phải.

- Bố trí bếp và nơi đun nấu xa tầm với của trẻ và sắp xếp gọn gàng.

- Không nên ăn thức ăn nóng khi đang bế trẻ, chơi đùa với trẻ.

- Khi đun nấu cần để các cán xoong chảo quay vào trong tránh việc vô tình không để ý mà va phải gây bỏng.

 

Nguồn hình ảnh sưu tập

5. Khuyến cáo

- Đối với trẻ nhỏ, khi bị bỏng sau khi sơ cứu tại nhà cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và thay băng hàng ngày.

- Tránh để trẻ chạm tay trực tiếp vào vết bỏng gây chảy máu, nhiễm trùng vết bỏng.

- Không được tự ý bôi các loại thuốc vào vết bỏng.

- Tăng cường dinh dưỡng và các vitamin, khoáng chất giúp nhanh liền vết bỏng.

- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, tránh làm ướt vết bỏng.

Bs Nguyễn Tuấn Anh , ĐD Hoàng Thị Bích Ngọc, ĐD Nguyễn Thị Trinh

Khoa Ngoại Nhi – Liên chuyên khoa

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !