Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 28
  • Hôm nay: 128
  • Trong tuần: 7 035
  • Tất cả: 1627678
Hiểu đúng về thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thiếu máu thiếu sắt là thiếu máu nhược sắc, sắt và ferritin huyết thanhh giảm. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và là thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu ở trẻ em.

Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như cấu tạo hồng cầu, enzym,...Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron...

Nguyên nhân của thiếu máu thiếu sắt là gì?

1. Không cung cấp đủ nhu cầu sắt

- Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú.

- Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn uống của người nghiện rượu, người già,...

- Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong trà, cà phê.

2. Mất sắt do mất máu mạn tính

Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, giun đường tiêu hóa, mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, u xơ tử cung...;

3. Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia): là một bệnh hiếm gặp

Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt

- Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên chưa có biểu hiện thiếu máu.

- Giai đoạn 2: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển chưa có biểu hiện thiếu máu, có biểu hiện thiếu sắt như: mất tập trung, mệt mỏi...

- Giai đoạn 3: Thiếu máu và thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu và thiếu sắt như: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí não. Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.

Xét nghiệm

-         Hemoglobin giảm

-         Hồng cầu nhỏ, nhược sắc

-         Sắt huyết thanh giảm < 9 µmol/L

-         Ferritin huyết thanh giảm < 12 ng/ml

Điều trị cho người thiếu máu thiếu sắt

- Bổ xung sắt bằng đường uống: Sau 7- !0 ngày nếu không đáp ứng chuyển sang tiêm.

- Truyền máu khi Hb <50 g/L.

- Ăn những thức ăn nhiều sắt như: Thịt bò, thịt trâu, trứng, hải sản, đậu, lạc…

- Bổ xung kèm Vitamin C.

Mách bạn một số biện pháp phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt

 

- Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai đối với bà mẹ.

- Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu...), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,... Tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.

- Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.

 

Khi có các biểu hiện thiếu máu thiếu sắt (đặc biệt là ở trẻ nhỏ) cần đến ngay các cơ sở y tế để được đánh giá mức độ thiếu máu cũng như thiếu sắt, từ đó có kế hoạch theo dõi và điều trị cho phù hợp.

Lời khuyên dành là ngay cả khi chưa có biểu hiện cũng cần khám kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện ngay trong giai đoạn 1-2 khi chưa có biểu hiện thiếu máu để trẻ có thể phát triển một cách khỏe mạnh./.

                                                        CNĐD Hoàng Thị Duyên- Khoa Nhi 

Hoàng Thị Duyên
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !