Cúm là bệnh
truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus cúm gây ra. Virus cúm có 3 loại:
A, B và C. Chủ yếu cúm A gây bệnh nặng và có biến chứng, cúm B nhẹ và ít biến
chứng hơn. Cúm dễ lây lan và có thể phát triển thành dịch lớn. Bệnh thường lành
tính.
Cúm có các biểu
hiện lâm sàng như: Sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ, hắt hơi, xổ mũi, nghẹt mũi,
ho, mệt mỏi. Thời gian cách ly lây truyền là 1 tuần từ khi xuất hiện triệu
chứng.
Chăm
sóc trẻ mắc cúm tại nhà
1.
Hạ sốt
- Khi trẻ sốt ≥
38,5 độ C cho trẻ uống thuốc Paracetamol với liều 10 - 15mg/kg. Nhắc lại liều 4
- 6h khi sốt.
- Chườm ấm ở
trán, nách, bẹn cho trẻ.
2.
Vệ sinh đường hô hấp
- Hằng ngày sử
dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, mắt (nhỏ, vệ sinh bằng dung dịch
Natriclorid 0,9%), họng (súc miệng bằng nước muối pha loãng ở nhà đối với trẻ
lớn).
- Rửa tay kỹ
bằng xà phòng và nước sạch (cả người chăm sóc và tay trẻ), tránh tối đa việc
đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
3.
Phòng lây nhiễm
- Cách ly trẻ tương đối, hạn chế
tiếp xúc với trẻ lành. Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi ho, hắt hơi tốt nhất
bằng khăn vải hoặc khăn giấy.
- Mang
khẩu trang khi chăm sóc trẻ
-
Vệ sinh cho trẻ: Tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió để tránh nhiễm lạnh.
- Đảm bảo nơi ở sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ
sinh nhà cửa.
4. Dinh dưỡng:
- Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu: Cháo, sữa, hoa quả.
- Uống nhiều nước.
- Tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú.
5. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
khi có các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39 độ C, không đáp ứng với hạ
sốt, trẻ co giật.
- Trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, chân tay
lạnh.
- Trẻ khó thở, thở nhanh.
BSCKI Nhi Hoàng Tùng – K. Truyền nhiễm