Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 127
  • Trong tuần: 6 163
  • Tất cả: 1383775
Hướng dẫn chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ khi bị Adenovirus

Virus Adeno được biết đến là nguyên nhân gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đây là một bệnh virus cấp tính và có những triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, lây lan nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Adenovirus có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do có sức đề kháng kém.

Adenovirus lây qua đường nào?

- Tiếp xúc trực tiếp giữa người và người thông qua đường hô hấp.

- Lây nhiễm qua niêm mạc do bơi lội hay nguồn nước dùng có dịch tiết từ mắt, mũi, phân của người bệnh.

- Tiếp xúc gián tiếp với vật dụng của người bệnh nhiễm virus Adeno.

- Lây nhiễm qua nước bọt như những hạt khí thông qua đường hô hấp.

Biểu hiện khi trẻ mắc Adenovirus

- Viêm đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng cấp, viêm thanh quản, viêm phổi với các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, sưng họng, ho, chảy nước mũi, amydal sưng đỏ, hạch cổ sưng đau,…

- Viêm kết mạc với biểu hiện kết mạc mắt đỏ (một hay cả hai bên), có chảy dịch trong, dễ bội nhiễm vi khuẩn nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

- Viêm dạ dày – ruột với biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân lỏng.

- Có thể gặp viêm bàng quang chảy máu, viêm gan, viêm não… nhưng rất hiếm gặp.

Cách chăm sóc cho trẻ khi mắc Adenovirus

- Hạ sốt bằng các thuốc hạ sốt Paracetamon hoặc Ibuprofen. Nới rộng quần áo, nằm phòng thoáng mát.

- Bù nước điện giải cho trẻ bằng dung dịch Oresol. Bảo đảm dinh dưỡng theo tuổi: cho trẻ uống thêm dịch, ăn các thức ăn lỏng, mềm, có mùi vị dễ chịu, dễ nuốt, dễ tiêu như cháo thịt, cháo sườn nhừ, cháo gà,… Nếu trẻ buồn nôn hoặc nôn cần chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn ít một để hạn chế nôn trớ và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

- Nếu trẻ có ho có thể lựa chọn các thuốc ho thảo dược.

- Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Trẻ lớn có thể dùng nước muối dạng xịt. súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm đau họng.

- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, người chăm sóc nên vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.

- Thực hiện biện pháp tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang khi đến có dịch hoặc đang mắc bệnh để tránh lây truyền và nhiễm bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh

- Vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi họng cho trẻ em thường xuyên.

- Đảm bảo môi trường thông thoáng, không có khói bụi, khói thuốc lá.

- Đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ bị ốm.

- Cho trẻ em ăn uống đầy đủ chất  dinh dưỡng.

Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

- Trẻ sốt cao, đặc biệt sốt ≥ 39,5 độ C, hạ sốt tích cực bằng các biện pháp (uống hạ sốt, mặc thoáng, chườm nước ấm) nhưng không hạ, hoặc sốt cao ≥ 3 ngày.

- Trẻ khó thở, thở nhanh, thở bất thường.

- Trẻ nôn, đi ngoài nhiều có dấu hiệu mất nước: trẻ khát nước, môi se, mắt trũng, khóc không có nước mắt, nếp véo da mất chậm, tiểu ít.

- Trẻ không chịu chơi, ý thức thay đổi: quấy khóc khó dỗ, không tỉnh táo, li bì… Ngủ kém, đau ngực, ngoáy tai đau tai hoặc chảy dịch tai...

                                           ĐD Nguyễn Thị Xinh Tươi – K. Truyền nhiễm

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image