Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 37
  • Trong tuần: 6 073
  • Tất cả: 1383685
LIỆU PHÁP SURFACTANT TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP CẤP CHO TRẺ SƠ SINH

 

Hội chứng suy hô hấp cấp gây suy hô hấp nặng, tiến triển thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng. Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng là do thiếu hụt Surfactant tiên phát  - thành phần có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt  của phế nang ngăn ngừa xẹp các phế nang nhỏ ở cuối thì thở ra. Vì vậy ngay sau khi chào đời  trẻ non tháng có nhiều phế nang bị xẹp do thiếu Surfactant và gây suy hô hấp.

Từ tháng 3/2014, khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đã tiến hành bơm surfactant qua nội khí quản để điều trị suy hô hấp cấp cho trẻ sơ sinh. Cho tới nay, qua 6 năm triển khai khoa  đã  tiến hành bơm surfactant và điều trị thành công hàng trăm em bé sơ sinh non tháng nhẹ cân. Em bé đầu tiên được bơm surfactant là em bé L. V. Đ chào đời ở tuần thai 31 với cân nặng 1700 gr, màng trong giai đoạn 3. Hiện nay bé L.V.Đ đã 6 tuổi, bước vào lớp 1 và phát triển khỏe mạnh như bao trẻ khác.

          Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại Sulrfactan: Curosurf , New factan, Survanta. Bệnh Viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai chủ yếu sử dụng Curosuft ( là surfactan tự nhiên chiết xuất từ phổi lợn có chứa hầu hết là phospholipid) đem lại hiệu quả cao.

 

 

Hình ảnh lọ thuốc curosurt

 

1. Lợi ích lâm sàng của liệu pháp Surfactant:

- Cải thiện thông khí phổi;

- Tăng cường oxy hóa máu;

- Giảm tần suất dò khí (biến chứng tràn khí màng phổi, ứ khí phế nang...);

- Giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật cho trẻ;

- Giảm tỷ lệ tàn tật nghiêm trọng.

2. Chỉ định bơm Surfactant

- Bệnh màng trong (hội chứng suy hô hấp cấp): Điều trị dự phòng, điều trị bệnh, điều trị nhắc lại;

- Ngưng thở không đáp ứng với CPAP;

- Điều trị hội chứng suy hô hấp do trẻ hít phải phân su nặng;

- Cân nhắc điều trị trong một số trường hợp như: xuất huyết phổi, viêm phổi nặng.

Hình ảnh bơm Surfactant qua nội khí quản.

 

3. Lưu ý khi bơm surfactant điều trị suy hô hấp sơ sinh

- Không hút đờm nội khí quản trong vòng 1h sau khi bơm thuốc (trừ khi có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở rõ ràng)

- Surfactant cải thiện thể tích phổi, cải thiện độ đàn hồi do đó cần điều chỉnh thông số máy phù hợp để hạn chế tràn khí màng phổi, tổn thương phổi.

4. Biến chứng và xử trí

Trong khi bơm Surfactant

- Giảm bão hòa O2: thường thoáng qua và cần tăng tạm thời FiO2, áp lực máy thở, hoặc tạm ngừng bơm Surfactant.

- Nhịp tim chậm: có thể liên quan với giảm bão hòa O2 hoặc kích thích dây thần kinh phế vị, nên tạm thời ngừng bơm Surfactant.

- Tăng PCO2: do tắc nghẽn đường thở tạm thời bởi Surfactant.

- Rò Surfactant xung quanh ống nội khí quản vào vùng hầu họng do ống nội khí quản quá nhỏ.

- Thuốc chỉ vào một phổi: do ống nội khí quản đi vào nhánh phế quản chính phải hoặc trẻ chưa nằm ở tư thế đúng.

Sau khi bơm Surfactant

- Hạ huyết áp: do giảm thể tích, ống động mạch lớn, giảm chức năng cơ tim. Điều trị NaCl 0,9%: 10ml/kg bolus, nếu thất bại cần sử dụng thuốc vận mạch.

- Tràn khí màng phổi: Do thuốc chỉ vào một phổi cần chọc hút khí qua da hoặc mở dẫn lưu màng phổi tối thiểu hút khí liên tục.

- Chảy máu phổi: do ống động mạch lớn cần tăng PEEP hoặc HFO và bơm Surfactant, truyền tiểu cầu, plasma tươi 10-15ml/kg, sau đó điều trị đóng ống động mạch.

Hiện tại khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai là đơn vị đầu tiên của tỉnh triển khai kỹ thuật bơm Surfactant và có đầy đủ mọi điều kiện tốt nhất từ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo tập huẩn thường xuyên để làm chủ kỹ thuật và trang thiết bị, máy móc hiện đại.  

BSCKI Lương Thị Lệ Quyên – Phó Trưởng khoa HSSS

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image