Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 127
  • Trong tuần: 6 163
  • Tất cả: 1383775
Những điều cần lưu ý khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam là một phản ứng thường gặp ở trẻ để đáp ứng lại các kích thích từ điều kiện sống.  Tuy nhiên khi trẻ em bị chảy máu cam liên tục và không thể cầm máu sau hơn 7 - 10 phút thì cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để sơ cứu, ngăn chặn mất máu.

Những sai lầm cha mẹ thường gặp khi sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

- Dùng tay bịt lỗ mũi của trẻ để không cho máu chảy ra bên ngoài. Khi bịt mũi trẻ như vậy sẽ khiến máu trào ngược ra phía sau.

- Cho bé nằm ra hoặc ngửa đầu ra phía sau để tránh máu chảy ra bên ngoài. Việc cho con ngửa đầu ra phía sau sẽ khiến máu đi vào đường thở gây sặc, trẻ nuốt vào gây buồn nôn hoặc nhiễm khuẩn.

- Nhiều cha mẹ lấy vội khăn, bông gạc nhét vào lỗ mũi của trẻ. Điều này không giúp cầm máu tốt mà còn khiến trẻ bị trào ngược ra phía sau, thậm chí không đảm bảo vệ sinh dễ gây nhiễm trùng.

- Dùng nước muối để rửa mũi quá nhiều gây rối loạn khả năng tiết chất nhầy bảo vệ mũi.

Vậy cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam như thế nào là an toàn?

Khi trẻ bị chảy máu cam, ba mẹ có thể tự sơ cứu tại nhà bằng cách thực hiện theo các hướng dẫn sau:

Bước 1. Khi con bị chảy máu cam, trước tiên cha mẹ phải thật bình tĩnh tránh hốt hoảng, hãy trấn an, dỗ dành trẻ vì một số trẻ khi thấy máu chảy có thể sợ hãi, hoảng loạn và quấy khóc. Cha mẹ cho con ngồi xuống ghế, với trẻ bé đặt trẻ ngồi vào lòng người lớn, để đầu con hơi cúi về phía trước 1 chút, tránh cho máu chảy ngược về phía sau. Cho bé đứng hoặc ngồi ở tư thế thẳng, đầu hơi nghiêng nhẹ về phía trước.

Bước 2: Rửa tay sạch sẽ, dùng ngón cái và ngón trỏ ép cánh mũi hai bên lại trong thời gian khoảng 10 phút. Sau đó thả tay ra chờ đợi theo dõi nếu máu còn chảy thì lặp lại bước này 1 lần nữa. Nếu bé lớn, bạn có thể hướng dẫn bé tự làm để con được cảm thấy thoải mái, dễ chịu  

Bước 3: Sau khi sơ cứu, bạn để trẻ nằm nghỉ một lúc, nên đặt trẻ nằm nghiêng tránh để trẻ nuốt máu vì có thể khiến bé bị sặc, nôn mửa, thậm chí là ngộ độc. Dùng khăn sạch, bông gạc sạch để thấm, lau ở bên ngoài mũi, tuyệt đối không nhét gạc vào trong mũi trẻ

Nguồn hình ảnh Internet

 

Trường hợp không cầm được máu hoặc bé xuất hiện các biểu hiện dưới đây, cần cho bé nhập viện để được bác sĩ hỗ trợ:

·         Máu chảy liên tục hơn 20 phút và diễn ra nhiều lần, lượng máu chảy nhiều.

·         Máu không chỉ chảy từ mũi mà còn chảy ra từ miệng khi bé ho hoặc nôn mửa.

·         Bé chảy máu cam, đồng thời đi tiểu ra máu hoặc đi ngoài phân đen. 

·         Bé chảy máu cam kèm theo những chấm, nốt đỏ hoặc mảng bầm tím trên da

·         Trẻ thường xuyên bị chảy máu cam nhiều lần lặp đi lặp lại không rõ nguyên nhân.

·         Chảy máu cam sau khi bị chấn thương (VD: Ngã, đập đầu…).

·         Trẻ đang mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia.

·         Trẻ bị chảy máu mũi và kèm theo 1 trong những dấu hiệu sau: da mặt trông nhợt nhạt bất thường, đổ mồ hôi hoặc khôngphảnứng, sốt, bé quấy khóc nhiều, tim đập nhanh, khó thở, khạc hay nôn ra máu.

·         Chảy máu cam ở trẻ dưới 2 tuổi

Cần làm những xét nghiệm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Chảy máu cam sau không nên điều trị tại nhà, nếu tình trạng chảy máu cam trở nên trầm trọng, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của trẻ để xác định nguyên nhân. Trước tiên là kiểm tra xem mũi của trẻ có bị mắc dị vật gì hay không. Việc thực hiện một số xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu, xét nghiệm bao gồm:

·        Xét nghiệm đông máu

·        Xét nghiệm công thức máu

·        Nội soi mũi

·        Chụp CT-scan mũi

·        Chụp X-quang mặt và mũi

Nếu bé thường xuyên chảy máu cam thì cha mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai để được các bác sĩ khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tư vấn và đưa ra cách điều trị phù hợp. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, trẻ từ 4 tuổi nên được khám sức khỏe tổng quát định kỳ 1 năm/lần để theo dõi sức khỏe của bé tốt hơn.

KTV Nguyễn Hồng Nhung-K. Xét nghiệm

KTV Nguyễn Hồng Nhung-K. Xét nghiệm
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image