Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 100
  • Trong tuần: 6 136
  • Tất cả: 1383748
Phân loại tim bẩm sinh trẻ em

Để tiếp nối chủ đề về tim bẩm sinh ở bài viết trước, trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới cách phân loại bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em và một số bệnh danh tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ để giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn khái quát về bệnh.

Tim bẩm sinh là thuật ngữ chỉ chung các dị tật của cơ tim, buồng tim, van tim xảy ra từ trong bào thai và tồn tại tới khi trẻ lớn.

 

Ảnh minh họa: Internet

Tim bẩm sinh ở trẻ có nhiều cách phân loại, nhưng cách phân loại đơn giản nhất là chia thành: bệnh tim bẩm sinh tím và bệnh tim bẩm sinh không tím.

1. Tim bẩm sinh tím:

Giống như tên gọi, khi trẻ mắc bệnh thuộc nhóm này, trẻ có các biểu hiện tím môi, đầu ngón chân, đầu ngón tay, da tím tái. Tình trạng tím tồn tại kéo dài, kể cả khi trẻ không trong đợt cấp của bệnh và không cải thiện khi sử dụng liệu pháp oxy cho trẻ, do máu không cung cấp đủ dưỡng khí.

Bệnh hay gặp nhất trong nhóm này là “Tứ chứng Fallot”. Tứ chứng Fallot thường gặp với 4 dị tật ở tim: Hẹp đường thoát thất phải, thông liên thất, động mạch chủ “cưỡi ngựa” lên vách liên thất và phì đại thất phải (nên gọi là tứ chứng). Biểu hiện bệnh xuất hiện vào khoảng từ 4 – 6 tháng sau sinh. Tứ chứng Fallot thường đi kèm một số bệnh liên quan đến việc đột biến nhiễm sắc thể như bệnh Down, hở hàm ếch.

Nhóm bệnh này có tiên lượng nặng, và nguy hiểm hơn nhóm tim bẩm sinh không tím.

2. Tim bẩm sinh không tím:

Nhóm tim bẩm sinh không tím có tỷ lệ mắc nhiều hơn nhưng mức độ nguy hiểm thấp hơn. Các trẻ mắc tim bẩm sinh không tím ngoài đợt cấp, hoặc không gắng sức gần như bình thường. Chính vì vậy, tỷ lệ bỏ sót bệnh cao hơn. Nhiều trường hợp trẻ mắc dị tật này không được phát hiện ở giai đoạn mới sinh do không có những triệu chứng cụ thể.

Một số bệnh thường gặp trong nhóm như: thông liên nhĩ, thông liên thất, hở van hai lá, hở van ba lá….

Các trẻ mắc tim bẩm sinh không tím có thể lớn lên mới phát hiện triệu chứng do bệnh diễn tiến âm thầm dẫn đến cơ thể dần thích nghi với bệnh, và hậu quả dẫn tới việc suy tim khi lớn.

Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai, với đội ngũ bác sỹ đào tạo bài bản về siêu âm tim, được trang bị hệ thống máy siêu âm đầy đủ. Vì vậy, em bé sau khi chào đời các bố mẹ nên chủ động đưa đến bệnh viện để khám sàng lọc bệnh lý tim bẩm sinh, phát hiện và có hướng xử trí kịp thời.

ThS. BS. Vũ Thị Hải Yến – Trưởng khoa HSCC

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image