Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 98
  • Hôm nay: 1375
  • Trong tuần: 12 685
  • Tất cả: 1617299
SÂU RĂNG SỚM Ở TRẺ EM

 

Tổng quan về sâu răng

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, sử dụng đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng không tốt.

 

 

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nhưng bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.

Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh càng nặng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. Chúng có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Thăm khám thường xuyên, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là cách bảo vệ tốt nhất chống lại sâu răng.

Sâu răng ở trẻ em

Tình trạng sâu nhiều răng nghiêm trọng ở trẻ em và trẻ nhỏ được gọi là sâu răng sớm ở trẻ em (early childhood caries - ECC). Sâu răng sớm ở trẻ em (EEC) rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30-50% ở các nước đang phát triển và đến 70% ở các nước phát triển. Trẻ bị sâu răng khi nhỏ tuổi được ghi nhận có nguy cơ bị sâu răng khi lớn lên, vì vậy phòng ngừa sâu răng sớm ở trẻ em giúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này.

Triệu chứng sâu răng sớm của trẻ

Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các sang thương nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường; nhưng các sang thương lớn thường có biểu hiện là lỗ thủng ở mặt nhai. Vị trí sâu răng thường gặp đứng hàng thứ 2 là ở mặt bên (mặt tiếp xúc giữa các răng), và rất nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng. Các tổn thương do sâu răng biểu hiện ở các bề mặt trơn láng (mặt ngoài và mặt trong) thường chỉ gặp ở trẻ có sâu nhiều răng nghiêm trọng.

Hình ảnh sâu răng thường thấy ở trẻ em

Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi, nhiều tháng trước khi trẻ được đưa đến bác sĩ nha khoa. Các đối tượng có nguy cơ bị sâu răng sớm bao gồm trẻ thường xuyên ăn chất đường, trẻ em nhập cư, trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, và trẻ có dị dạng ở răng. Ngoài ra việc trẻ bú bình cũng là một trong những nguyên nhân của sâu răng sớm.

 

3. Điều trị sâu răng

Tuổi của trẻ lúc bị sâu răng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị răng. Trẻ em nhỏ hơn 3 tuổi không có khả năng hợp tác với thủ thuật điều trị răng và thường đòi hỏi có các hỗ trợ như kìm giữ trẻ, gây tê hay gây mê trong lúc trám răng. Sau 4 tuổi, trẻ có khả năng đáp ứng với việc chữa răng và với thuốc gây tê tại chỗ.

Các biện pháp điều trị chủ yếu sâu răng là sử dụng vật liệu GC, GIC , composite hàn phục hồi các răng có tổn thương hình thành lỗ, đối với các răng tổn thương lớn thường dùng phục hình bằng chụp thép để giữ lại được răng cho trẻ đến khi ăn nhai.

 

Đối với tổn thương lan đến tủy răng cần lấy một phần tủy răng hoặc lấy tủy toàn bộ trước khi hàn phục hồi thân răng.

4. Dự phòng

- Biện pháp phòng chống sâu răng hiệu quả nhất là cho fluor tối ưu vào nước sử dụng với nồng độ 1ppm. Trẻ em sống ở vùng có nguồn nước thiếu fluor có nguy cơ cao bị sâu răng và cần được dùng bổ trợ chất fluor. Để tránh quá liều fluor, bác sĩ không kê đơn thuốc có fluor có số lượng quá 120mg. Biểu hiện cấp tính của quá liều fluor (cao hơn 5mg/kg) cần được xử trí khẩn cấp. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ hay bệnh nhi thực hiện) có ích lợi cho các bệnh nhi có nguy cơ bị sâu răng.

- Đối với các bậc cha mẹ, cần đặc biệt chú ý các biện pháp dự phòng sau:

Vệ sinh răng miệng

Hướng dẫn trẻ đánh răng hằng ngày, nhất là với kem đánh răng có fluor, sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Đa số trẻ em dưới 8 tuổi không chịu đánh răng đầy đủ. Do vậy, các bậc cha mẹ có trách nhiệm về việc vệ sinh răng miệng của trẻ em, làm thay đổi thói quen theo hướng tích cực.

Một số kem đánh răng trẻ em thông dụng

Chế độ ăn uống

Giảm số lần ăn các chất có đường có hiệu quả phòng ngừa sâu răng. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống, đồ ăn ngọt, đặc biệt vào ban đêm. Đối với trẻ có nguy cơ cao bị sâu răng cần tránh cho dùng các loại bánh snack giữa các bữa ăn.

-  Trám bít hố rãnh

Trám bít hố rãnh bằng resin được ghi nhận là có hiệu quả phòng ngừa sâu răng ở các răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn. Trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất khi đặt ngay sau khi các răng vừa mới mọc (trẻ 1-2 tuổi) và cho các trường hợp răng cối có khe sâu hay rãnh sâu.

 

Hình ảnh răng hố rãnh sâu mặt nhai được trám bít hố rãnh

 

Bôi veccni fluor dự phòng sâu răng

Đây là biện pháp được ghi nhận là có hiệu quả đối với việc dự phòng sâu răng sớm ở trẻ em, nhất là nhóm răng cửa, phương pháp hiệu quả ngay khi trẻ mới mọc răng.

 

Điều trị sâu răng hay bất cứ bệnh lý răng miệng nào ở trẻ em là một vấn đề thách thức lớn đối với chính các cháu nhỏ cũng như phụ huynh và bác sĩ nha khoa. Do vậy, việc thực hiện tốt các biện pháp dự phòng sâu răng sớm cho trẻ là rất cần thiết. Để biết chi tiết quy trình khám, chẩn đoán, điều trị, dự phòng sâu răng sớm và các bệnh lý khác cha mẹ có thể đến trực tiếp Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai để được bác sỹ chuyên khoa tư vấn.

BS Lương Văn Ba - ĐD. Phạm Thị Thanh Phương - ĐD. Vũ Thị Kim Quế

Khoa Ngoại Nhi Liên chuyên khoa 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !