Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 37
  • Trong tuần: 6 073
  • Tất cả: 1383685
Sơ cứu đúng cách bỏng nước sôi ở trẻ em

 

Bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây bỏng có nhiều loại, trong đó nước sôi là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ bỏng nhất. Đây là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ từ 1-6 tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ thường hiếu động, tò mò, nhưng chưa hiểu hết về sự nguy hiểm.

Tổn thương bỏng rất đa dạng. Bỏng có thể ở vị trí cánh cẳng tay hoặc bàn tay ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động. Ngoài ra, các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc các bộ phận khác cũng gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ở trẻ em, hiện tượng bỏng xảy ra nhiều hơn do trẻ em chưa có ý thức việc phòng tránh hoặc chưa nhận thức được tác hại khi vui chơi bên cạnh nước sôi. Vì vậy, phòng tránh và xử trí bỏng nước sôi trở rất quan trọng với các gia đình có trẻ nhỏ.

 

 

1. Xử trí bỏng nước sôi ở trẻ em

          Tất cả những trường hợp bỏng đều cần được xử trí nhanh và đúng. Xử trí không đúng cách ngay từ những giây phút đầu tiên có thể khiến vết thương nhiễm trùng, lâu lành và để lại các di chứng như sẹo xấu, co rút ngón tay… thậm chí để lại những  thương tật vĩnh viễn cho bé. Các bước sơ cứu, xử trí ban đầu:

- Nhanh chóng đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước lạnh và sạch. Việc này giúp giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng. Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Vì ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn.

- Không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da. Không bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương. Nếu có thuốc xịt bỏng thì nhanh chóng xịt cho trẻ.

- Sau đó bảo vệ vết thương để tránh tổn thương và nhiễm trùng thêm bằng cách: dùng bằng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm.

- Không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.

- Động viên, trấn an bé, nếu trẻ đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau (paracetamol).

- Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.

- Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép … trước khi vết bỏng bị sưng nề.

Sau sơ cứu ban đầu, trẻ cần được đưa đến các đơn vị chuyên khoa về bỏng để điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng.

2. Cách phòng tránh bỏng

- Để những thứ dễ gây bỏng như nước sôi, phích nước, đồ ăn nóng, bao diêm, bật lửa, công tắc, cầu dao điện… ở xa tầm với của trẻ và ở nơi gọn gàng, tránh để ở lối đi khiến người khác va phải.

- Bố trí bếp và nơi đun nấu xa tầm với của trẻ và sắp xếp gọn gàng.

- Không nên ăn thức ăn nóng khi đang bế trẻ, chơi đùa với trẻ. Khi đun nấu cần để các cán xoong chảo quay vào trong, tránh vô tình va phải gây bỏng.

Chú ý: Khi trẻ bị bỏng cần được sơ cứu đúng cách, kịp thời và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

                                            Nông Văn Thụ- Khoa Nhi 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image