Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 105
  • Hôm nay: 1651
  • Trong tuần: 12 960
  • Tất cả: 1617574
Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em

 

Viêm tai giữa cấp tính là bệnh thường gặp, nhiều nhất ở trẻ em trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhất là khi bị sởi, cúm, bạch hầu, ho gà...

Cần phân biệt 2 loại chính:

+ Viêm tai giữa cấp đơn thuần;

+  Viêm tai giữa hoại tử: Sẽ ảnh hưởng đến sức nghe và dễ dẫn đến các biến chứng hiểm nghèo.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh thường dẫn tới biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa mạn tính, viêm tai xương chũm, các biến chứng nội sọ như: viêm màng não, áp xe não.; các biến chứng mạch máu: viêm tắc tĩnh mạch bên, liệt dây VII ngoại vi….

1. Viêm tai giữa cấp mủ

* Nguyên nhân:

- Viêm nhiễm cấp tính ở mũi họng;

- Xuất hiện sau các bệnh như: cúm, sởi hoặc sau các bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A, viêm amydan, u vòm mũi họng;

 - Nhét bấc mũi để quá lâu.

- Do căn nguyên vi khuẩn: thường do S. pneumoniae, H. influenzae, M. catarrhalis.

- Sau chấn thương: gây rách, thủng màng nhĩ như ngoáy tai bằng vật cứng…

*Triệu chứng:

- Triệu chứng của viêm tai giữa cấp tính thay đổi nhiều tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng cơ thể. Thể điển hình của viêm tai giữa cấp tính có mủ ở trẻ em, diễn biến qua hai giai đoạn:

- Giai đoan khởi phát: chưa có mủ trong hòm nhĩ.

Trước đó mấy ngày trẻ đang bị viêm mũi họng: chảy mũi và ngạt mũi. Đột nhiên bị sốt cao 39- 40 độ C, kèm theo biểu hiện đau tai, lúc đầu ngứa, tức ở tai, sau đau tai dữ dội, nghe kém.

- Giai đoạn toàn phát:

Thường qua hai thời kỳ: thời kỳ ứ mủ và thời kỳ vỡ mủ.

+ Thời kỳ ứ mủ (màng nhĩ chưa vỡ):

ü Trẻ sốt cao 39 - 40 độ C kéo dài, thể trạng mệt mỏi, khó ngủ, sút cân... có thể co giật, mệt lả.

ü Rối loạn tiêu hoá là triệu chứng thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ: ỉa chảy, phân sống hoặc nôn trớ, đầy bụng. ..

ü Đau tai: đau tai dữ dội ngày càng tăng, đau sâu  trong tai, đau lan ra vùng thái dương và sau tai làm cho bệnh nhân không ngủ được, em bé quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, trẻ nhỏ vật vã, co giật quấy khóc, tay ngoáy vào tai đau, hoặc lắc đầu.

+ Thời kỳ vỡ mủ (màng nhĩ  bị vỡ):

ü Triệu chứng cơ năng: giảm dần, hết đau tai, nhiệt độ toàn thân giảm, em bé chịu chơi, hết quấy khóc.

ü Triệu chứng thực thể: ống tai đầy mủ, lau sạch thấy lỗ thủng màng nhĩ, lỗ thủng sẽ khác nhau tuỳ theo màng nhĩ có được chích rạch hay không.

* Phòng bệnh:

- Giải quyết các nguyên nhân gây tắc vòi nhĩ, ổ viêm vùng mũi họng như: Nạo V.A, điều trị viêm mũi xoang, loại bỏ các bít tắc ở vòm.

- Làm thông vòi tai khi bị tắc bằng cách thổi hoặc bơm hơi vòi nhĩ.

- Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần: Nhỏ mũi, sát khuẩn thường xuyên. Giữ mũi thông thoáng đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay.

2. Viêm tai giữa cấp hoại tử

* Nguyên nhân:

Do các nhiễm khuẩn đường hô hấp như cúm, sởi, bạch hầu thường gặp ở trẻ nhỏ có cơ địa suy yếu, sau một đợt nhiễm trùng nặng.

* Chẩn đoán:

-  Thể điển hình gặp sau sởi, khi sởi đã bay trẻ sốt trở lại: Thể trạng nhiễm khuẩn, mệt mỏi thường có rối loạn tiêu hóa.

- Đau tai có thể giữ dội hay âm ỉ, nhưng thường đau lan gây nhức đầu, nghe kém rõ rệt, kèm theo ù tai và chóng mặt.

- Ấn mặt xương chũm thường có phản ứng đau. Khám tai: màng tai đục, ẩm, có các nốt phổng xuất huyết tím sẫm (thường do cúm), nhanh chóng vỡ mủ, lỗ thủng lan to nhanh, bờ nham nhở, đáy sần sùi đỏ, mủ có mùi thối, có khi lẫn máu.

Hình ảnh viêm tai giữa thời kỳ vỡ mủ

 

* Tiến triển và biến chứng:

Dễ đưa tới viêm tai xương chũm. Nếu được điều trị tốt có thể khỏi nhưng thường gây sẹo rúm màng tai, tổn thương xương con….làm ảnh hưởng chức năng nghe. Dễ gây các biến chứng như: liệt mặt, viêm mê nhĩ, các biến chứng nội sọ khác.

* Phòng bệnh: khi trẻ nhiễm khuẩn lây đường hô hấp cần

- Nhỏ mũi sát khuẩn thường xuyên;

- Giữ mũi thông thoáng và vệ sinh răng miệng;

- Tăng cường sức đề kháng;          

          Các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý áp dụng các giải pháp phòng bệnh cho trẻ, khi trẻ có các biểu hiện của bệnh khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sỹ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

BS Nguyễn Thị Phương Thảo, ĐD La Thùy Linh,ĐD Cao Thị Xuyến

Khoa Ngoại Nhi – Liên chuyên khoa

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !