1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 24-36 tháng tuổi.
- Từ 24-36 tháng, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục phát triển nhanh, bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Mỗi quý trẻ tăng 200-300 gam, chiều cao tăng 2-3cm.
- Mặt khác, trẻ hoạt động nhiều hơn nên cơ thể tiêu hao năng lượng khá lớn. Đến 24 tháng trẻ gần như không bú sữa mẹ nữa và đã có 20 răng sữa nên có thể ăn được cơm thường như người lớn song phải mềm, dễ tiêu hóa và hấp thụ.
- Khẩu phần ăn hằng ngày không hợp lý về số lượng cũng như khâu chế biến chưa tốt sẽ làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu.
- Bước đầu, trẻ có khả năng tự phục vụ như tự xúc ăn, tự lấy nước uống.
* Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ 24-36 tháng cần lưu ý những điều sau đây:
+ Trẻ ăn cơm nát.
+ Năng lượng cần đảm bảo cho trẻ: 1000-1300 kcal cho một ngày đối với một trẻ. Ở nhà trẻ cần phấn đấu đạt 60%-70% khoảng 708-826 Kcal nhu cầu cả ngày. Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa chiều cung cấp từ 25-30% năng lượng cả ngày.
+ Bữa phụ cung cấp khoảng 5-10% năng lượng cả ngày.
+ Mỗi ngày trẻ được ăn 4-5 bữa. Trong thời gian ở nhà trẻ, trẻ được ăn ít nhất 2 bữa chính và một bữa phụ.
- Cần chế biến cho trẻ ăn 2 món trong bữa ăn chính là thức ăn mặn và canh.
- Hằng ngày, cho trẻ được uống đủ nước từ 1,5-1,6 lít/ngày (dưới dạng thức ăn và nước uống).
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 36 - 72 tháng tuổi
- Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ chậm lại so với những giai đoạn trước. Cơ quan tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, chức năng vận động của ống tiêu hóa khi trẻ 3-4 tuổi đã gần giống như ở người lớn.
- Trẻ ở độ tuổi này thường thích ăn đồ ngọt (do có nhiều gai vị giác khắp mặt lưỡi).Trẻ ăn đồ ngọt nhiều dễ chán các loại thức ăn khác, gây mất thăng bằng dinh dưỡng và dễ làm hỏng răng. Vì vậy, nên cho trẻ ăn đồ ngọt sau bữa ăn, chú ý súc miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn.
- So với giai đoạn trước, phạm vi tiếp xúc của trẻ rộng hơn, trẻ thích khám phá tìm tòi, bước đầu biết tự phục vụ bản thân, biết sử dụng một số đồ sinh hoạt. Nhà trường nên phối hợp với các bậc cha mẹ giáo dục dinh dưỡng và rèn nề nếp, thói quen ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3-6 tuổi cần lưu ý những điều sau đây:
+ Năng lượng: 1470 kcal/trẻ/ngày. Ở trường mẫu giáo phấn đấu đạt 50-60% nhu cầu cả ngày là từ 735-882 Kcal. Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa trưa cung cấp từ 35% đến 40% năng lượng cả ngày. Bữa chiều cung cấp từ 10% đến 15% năng lượng cả ngày. Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu là: Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12%-15% năng lượng khẩu phần. Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 20%- 30% năng lượng khẩu phần. Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 55%-68% năng lượng khẩu phần.
+ Hằng ngày, trẻ được ăn 4-5 bữa. Có thể cho trẻ ăn theo chế độ trong ngày như sau:
- Cần chú ý phối hợp nhiều loại thức ăn để bữa ăn đủ chất, sử dụng những thực phẩm sẵn có ở địa phương; nếu có điều kiện nên tăng nguồn protein độngvật nhiều hơn, nên tăng cường sử dụng tôm, cá, cua, lươn, nhộng, đậu đỗ thay thế thịt vì các thực phẩm này sẵn có ở địa phương.
- Chất đạm: nên chọn những thực phẩm tươi sống, chất lượng tốt và phối hợp với nhau, ví dụ như: trứng đúc thịt, đậu hạt nấu canh xương, óc nấu với đậu phụ, tôm rim thịt, cá kho tương, thịt xào giá.
- Chất béo: tốt nhất là dùng dầu thực vật hoặc mỡ lợn, lạc, vừng, bơ…
- Chất bột đường: chủ yếu là gạo, ngoài ra có thể thay thế bằng phở, bánh đa, mì, khoai tây…
- Sinh tố, muối khoáng: rau quả tươi là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng. Ngoài ra rau còn có tác dụng chống táo bón, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ.
Hiện nay tại phòng khám Dinh dưỡng - khoa Khám bệnh của bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ. Với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, nhiệt tình, sẽ đưa đến có các mẹ những kiến thức bổ ích về dinh dưỡng.