Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 109
  • Trong tuần: 11 030
  • Tất cả: 1728128
Gãy xương cẳng tay ở trẻ em Nguyên nhân, dấu hiệu và xử trí

Gãy xương cẳng tay là dạng gãy xương thường gặp, phần lớn nguyên nhân là do tai nạn trong giao thông, lao động và sinh hoạt. Nếu không có biện pháp xử trí đúng cách, trẻ rất dễ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị khi trẻ bị gãy xương ở cẳng tay.

Nguyên nhân gãy xương cẳng tay

- Cơ chế chấn thương trực tiếp gặp chủ yếu, xảy ra do vật cứng đập vào cẳng tay hoặc tai nạn giao thông, phần lớn gây gãy phức tạp, gãy xương hở.

- Cơ chế chấn thương gián tiếp là do ngã chống tay, gãy chéo xoắn ⅓ giữa và ⅓ dưới.

- Ngoài ra, tổn thương xương cẳng tay còn có thể do bệnh lý như u xương, nang xương… Gãy xương ở trẻ nhỏ có thể liên quan tới biến chứng sản khoa.

Các thể lâm sàng và dấu hiệu bị gãy xương cẳng tay thường gặp

Các thể lâm sàng thường gặp ở gẫy xương cẳng tay :

        - Theo vị trí : chia làm 3 thể (gãy 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới)

        - Theo tuổi :

          + Gãy xương ở người lớn

          + Gãy xương ở trẻ em : Gãy tạo hình thì xương quay bị cong không thấy đường gãy và gãy cành tươi thì xương chỉ gãy một bên vỏ xương, vỏ còn lại chỉ uốn cong.

        + Gãy kín hoặc gãy hở

Dấu hiệu bị gãy xương ở cẳng tay:

- Đau vùng bị chấn thương, sưng, tấy vùng da và cơ xung quanh.

- Biến dạng vùng chấn thương hoặc có thể bị gãy, dập xương và cơ.

- Khó khăn trong cử động và di chuyển vị trí gãy.

- Đối với các trường hợp gãy xương ở cẳng tay, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để tránh các biến chứng nặng xảy ra, khiến tình trạng tổn thương kéo dài. Điều này có khả năng ảnh hưởng tới quá trình hồi phục giải phẫu cẳng tay

anh tin bai

 Hình ảnh gãy xương cẳng tay của trẻ em đến khám tại BVSN Lào Cai

 

Các nguy cơ có thể xảy ra nếu xử trí sai cách

Gãy xương ở cẳng tay là một chấn thương phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Khi bị gãy xương nếu không xử trí đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng sau:

- Nhiễm trùng qua tổn thương da, qua máu ở các vết thương hở.

- Di lệch/gãy vỡ xương  nhiều hơn.

- Hiện tượng tụ máu.

Cách xử trí khi trẻ bị gãy xương ở cẳng tay

Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu của gãy xương, cần làm như sau:

– Không di chuyển bệnh nhân khi chưa có chuẩn bị phương tiện an toàn, không thử kéo vùng chi bị đau.. Cụ thể như khi có vỡ xương sọ, gãy xương đốt sống, xương sườn, xương chậu, xương dài chi trên hay chi dưới…

– Chú ý các trường hợp gãy xương có vết thương chảy máu. Cần phải cầm máu bằng cách ấn chặt vào vết thương bằng băng gạc sạch. Trường hợp có xương chồi ra ngoài da thì ấn chặt ở rìa vết thương.

– Khi vết thương hết chảy máu thì băng vết thương lại.

– Cho trẻ uống thuốc giảm đau. Cố định bằng cách  làm nẹp cho trẻ. Để làm nẹp có thể dùng nhiều vật dụng khác nhau: mảnh bảng viết, cành cây to, bìa catton, cán ô,….

– Khẩn trương gọi xe cấp cứu hoặc đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.

– Tuyệt đối không được nắn lại các xương bị trồi lên trong vết thương khi bị gãy xương hở để tránh cho trẻ không bị đau, không làm tổn thương thêm các mô, cũng như không làm nhiễm trùng sâu thêm. Vận chuyển trẻ bị gãy xương nên ở tư thế ngồi (đối với gãy xương tay ) hoặc tư thế nằm đối với trường hợp bị gãy xương chân, xương sống, xương sọ não…

– Không được ăn hay uống gì cho đến khi gặp bác sĩ vì có khả năng sẽ phải mổ cấp cứu.

Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về nhi khoa trong tỉnh. Bệnh viện đã và đang tiếp nhận xử trí điều trị thành công nhiều trường hợp gãy xương đặc biệt là gãy xương ở cẳng tay, đối tượng bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ, trong đó có những bé rất nhỏ. Bệnh nhân được xử trí và điều trị tùy theo tổn thương mà có thể kéo nắn, bó bột, mổ xuyên định Kirscher hoặc kết hợp xương bằng nẹp vịt. Với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa sâu về lĩnh vực ngoại nhi, hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai là địa chỉ tin cậy trong điều trị các bệnh lý chấn thương ngoại khoa, đặc biệt với đối tượng trẻ em trên địa bàn tỉnh và khu vực.

 

Vũ Thị Kim Quế - Khoa Ngoại Nhi LCK
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !