Thông tin mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 1095
  • Trong tuần: 20 029
  • Tất cả: 1865574
Khi nào chúng ta có thể tẩy giun cho trẻ?

Trẻ em rất hiếu động và càng lớn chúng càng thích khám phá mọi thứ xung quanh, do đó mà việc bò lê la trên sàn nhà, mút tay, đi chân đất, thậm chí nghịch ngợm với đất cát,… khiến con rất dễ bị nhiễm các loại giun, sán. Tuy nhiên ba mẹ hoàn toàn có thể chủ động trong phòng chống các nguy cơ trẻ bị nhiễm giun, sán bằng việc tẩy giun định kỳ cho trẻ. Mặc dù là biện pháp đơn giản, an toàn, mang lại hiệu quả cao nhưng dường như lại hay bị cá bậc cha mẹ lãng quên.

 

 

Nhóm trẻ nào có nguy cơ nhiễm bệnh về giun, sán cao?

- Nhóm nguy cơ nhiễm cao là: trẻ mầm non, học sinh tiểu học.

- Nhóm 12 - 24 tháng tuổi ở nhiều địa phương còn có tỉ lệ nhiễm giun cao (cứ 5 trẻ có 1 trẻ nhiễm giun).

Trẻ có những dấu hiệu nào thì nghĩ nhiều do giun sán gây ra?

- Gầy yếu, da xanh, hay bị đau bụng, ngứa hậu môn, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn uống khó tiêu, bụng chướng, chậm lớn.

- Tuy nhiên dù không có triệu chứng thì ba mẹ vẫn có thể tẩy giun định kỳ cho bé.

Khi nào chúng ta có thể tẩy giun cho trẻ? Bao nhiêu lâu chúng ta tẩy giun 1 lần?

- Khi trẻ đủ 12 tháng tuổi là bắt đầu tẩy giun hoặc sớm hơn khi có chỉ định của bác sĩ.

- 6 tháng ba mẹ thực hiện tẩy giun cho bé 1 lần, tức là 1 năm tẩy giun 2 lần.

Tự mua thuốc hay kê đơn?

- Với thuốc tẩy giun, ba mẹ có thể tự mua ở hiệu thuốc và dùng theo hướng dẫn của dược sĩ và đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm.

- Nếu có đi tiêm ngừa hay kiểm tra sức khỏe cho bé ba mẹ nên nhờ sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất.

Liều lượng:

- Cách sử dụng thuốc sổ giun: Có 2 loại thuốc sổ thường được dùng là FUGACAR (Menbendazole) và ZENTEL (Albendazole)

 

- Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Mebendazole 500mg liều duy nhất hoặc Albendazol 200 mg liều duy nhất.

- Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.

Cách dùng:

- Thuốc uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, sau khi ăn, không cần phải nhịn ăn khi uống thuốc sổ giun.

- Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước uống.

- Nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước.

Tác dụng phụ:

- Đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, nổi ban, mề đay, khó thở, sốc phản vệ (hiếm).

- Ba mẹ cần theo dõi 48 giờ sau khi bé uống thuốc tẩy giun đồng thời chụp lại ảnh loại thuốc tẩy giun đã dùng (vỏ hộp thuốc) để cho bác sĩ xem khi cần đến.

(Tài liệu tham khảo: https://lawnet.vn/vb/Quyet-dinh-6437-QD-BYT-2018-Huong-dan-tay-giun-duong-ruot-tai-cong-dong)

 

BS Cao Thị Hồng – Khoa Truyền nhiễm
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !